Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)

Ngô Quang Đê

Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Các hoá chất được sử dụng để giâm hom 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động là IAA, NAA, IBA và ABT1 với nồng độ sử dụng là 50, 100, 200ppm, thời gian xử lý là 60 phút. Kết quả cho thấy tất cả các loại hoá chất đều giúp hom ra rễ thuận lợi. Trà hoa vàng Ba Vì có tỉ lệ ra rễ 30-77,8%; tỷ lệ sống (bao gồm cả cây ra rễ và cây ra mô sẹo) đạt 72-97%. Trà hoa vàng Sơn Động có tỷ lệ ra rễ đạt 61-80%, tỷ lệ cây sống (gồm cả cây ra rễ và ra mô sẹo) đạt 94%-100%. Hom ngọn (đầu cành), hom dưới ngọn, hom cuối cành (gần gốc cành) cho kết quả ra rễ và tỉ lệ sống tương tự nhau. Có thể sử dụng cả 3 đoạn hom để nhân giống nhằm nâng cao hệ số, nhân và giâm hom vụ Xuân tốt hơn vụ Thu.

Từ khoá: Giâm hom, Trà hoa vàng.

MỞ ĐẦU

Trà Hoa Vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu (Zhu Ji Yu, Shen Fei Lai, 2006).

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi và nhân giống một số loài trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” chúng tôi đã tiến hành giâm hom 2 loài cây trên nhằm tìm hiểu khả năng nhân giống hom của Trà hoa vàng (loạihoá chất, nồng độ, mùa vụ giâm hom và loại hom) để đưa vào sản xuất.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]