Nguyễn Văn Độ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
ở nước ta họ xoan (Meliaceae) là một trong những họ chủ yếu của rừng, cho đến nay đã biết được 19 chi và trên dưới 90 loài. Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao thuộc phân họ Swietenioideae đã và đang được sử dụng để trồng rừng hoặc làm giàu rừng như lát Chukrasia tabularis A. Juss, xoan mộc Toona sureni (Blume) Merr., tông dù Toona sinensis (A. Juss.) Roem… Một số loài khác như xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss., dái ngựa Swietenia macrophylla King, ngoài việc được sử dụng để trồng rừng còn được trồng làm cây cảnh quan và bóng mát cho đường phố …
Một trong những trở ngại lớn nhất của việc trồng và phát triển các loài cây thuộc phân họ Swietenioidae là vấn đề sâu hại. Có nhiều loài sâu hại đã được quan sát thấy trên cây lát và xoan mộc như các loài sâu ăn lá, mối hại rễ nhưng đặc biệt nghiêm trọng là các loài sâu đục nõn. Sâu đục nõn thường hại các nõn của loài cây này; đặc biệt là đỉnh sinh trưởng khi bị sâu hại thường chết, sau đó một thời gian các chồi bên mới phát triển từ phần dưới của đỉnh sinh trưởng đã bị chết. Sự phá hại như vậy thường làm cây hạn chế sinh trưởng về chiều cao, thân thường bị dị dạng (không thẳng), do đó làm giảm năng suất và chất lượng gỗ.
Tuy nhiên, mức độ phá hại của loài sâu đục nõn cũng phụ thuộc vào loài sâu và loài cây chủ mà chúng phá hại. Việc điều tra thành phần và mức độ gây hại của chúng sẽ giúp cho việc chọn các loài cây có mức độ mẫn cảm thấp đối với loài sâu đục nõn để phát triển rừng trồng và chủ động hơn trong quản lý sâu hại.
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu đục nõn trên một số loài cây rừng thuộc họ xoan được chọn để trồng rừng.
– Tiến hành điều tra thu mẫu sâu đục nõn tại các tỉnh có trồng các cây họ xoan như: Hà Nội , Hà Tây, Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai… với một số loài cây họ xoan trồng phổ biến như: lát Chukrrasia tabularis, xoan Melia azedarach, xoan mộc Toona sureni, dái ngựa Swietenia macrophylla, xà cừ Khaya senegalensis…
– Phân loại các mẫu sâu đục nõn thu thập được và tiến hành xác định tỷ lệ cây bị hại theo từng loài sâu đục nõn
– Số liệu điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê.
2. Kết quả và thảo luận.
· Thành phần các loài sâu đục nõn.
Kết quả điều tra thành phần sâu đục nõn trên một số loài cây thuộc họ xoan cho thấy có 2 loài sâu đục nõn là:
– Hypsipyla robusta (Moore) thuộc họ ngài sáng Pyralidae bộ cánh vảy Lepidoptera.
– Zeuzeracoffea Nietner thuộc họ ngài sâu đục gỗ Cossidae bộ cánh vảy Lepidoptera.
· Đặc điểm và mức độ hại của hai loài sâu đục nõn.
– Loài sâu đục nõn Hypsipyla robusta chỉ hại các nõn của cây, đặc biệt là nõn ở đỉnh sinh trưởng.
– Loài sâu đục nõn Zeuzeracoffea không những hại nõn mà còn hại cả thân cây (nhất là các cây dưới 1 năm tuổi).
– Tỷ lệ cây bị sâu đục nõn hại khác nhau rất nhiều ở 2 loài, trong đó tỷ lệ cây bị hại do Hypsipyla robusta lớn hơn rất nhiều so với Zuezerracoffea
Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Kết quả điều tra thành phần sâu đục nõn trên một số loài cây họ xoan
Stt | Loài cây | Tuổi cây
(năm) |
Thành phần sâu đục nõn | Tỷ lệ bị hại
(%) |
Bộ phận bị hại |
1 | Xoan mộc
(Toona sureni) |
1-3 | – Hypsipylarobusta.
– Zeuzeracoffea |
72,52
15,04 |
– Nõn
– Nõn và Thân |
2 | Lát (Chukrasia tabularis) | 1-3 | – Hypsipylarobusta.
– Zeuzeracoffea |
58,85
3,60 |
– Nõn
– Thân |
3 | Xà cừ
(Khayasenegalensis) |
1-3 | – Hypsipylarobusta. | 26,71 | – Nõn |
4 | Dái ngựa
(Swietenia macrophylla) |
1-3 | – Hypsipylarobusta. | 67,43 | – Nõn |
5 | Xoan ta
(Melia azedarach) |
1-3 | Không | ||
6 | Xoan ấn Độ
(Azadiracta indica) |
1-3 | Không |
· Qua bảng trên ta thấy:
– Những loài cây bị 2 loài sâu đục nõn Hypsipylarobusta và Zeuzera coffea hại đều nằm trong phân họ Swietenioidae (họ xoan Meliaceae).
– Qua tỷ lệ bị hại bởi 2 loài sâu đục nõn với các loài cây đã điều tra thì đối tượng cần quan tâm theo dõi và phòng trừ là sâu đục nõn Hypsipylarobusta bởi mức độ hại của chúng cao hơn rất nhiều so với mức độ hại của Zeuzera coffea.
– Tỷ lệ bị hại do sâu đục nõn Hypsipylarobusta của các cây trong phân họ Swietenioideae cũng khác nhau từ cao đến thấp theo thứ tự như sau: Xoan mộc (Toona sureni) – Dái ngựa (Swietenia macrophylla) – Lát (Chukrasia tabularis) – Xà cừ (Khaya senegalensis).
– Một số loài không nằm trong phân họ Swietenioideae như xoan ta Melia azedarach, xoan ấnĐộ Azadiracta indica không thấy sâu đục nõn Hypsipyla robusta và Zeuzeracoffea phá hại. Tuy nhiên, theo một số tác giả như Đặng Vũ Cẩn (1972) và Vũ Khắc Nhượng (1987) Zeuzeracoffea còn hại cả các loài cây khác như cà phê, phi lao…
Những kết quả trên đây có thể giúp ích cho các cán bộ hoạch định phát triển và bảo vệ rừng trong việc xác định đối tượng sâu đục nõn chính để phòng trừ và chọn các loài cây họ xoan có giá trị kinh tế cao, ít mẫn cảm với sâu đục nõn Hypsipyla robusta.
Tài liệu tham khảo
– Đặng Vũ Cẩn, (1972), Sâu hại rừng và cách phòng trừ . Nhà xuất bản Nông thôn, 166 trang.
– Trần Đình Đại (1987), Những loài cây có giá trị kinh tế của họ xoan Meliaceae Juss ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp số 1/ 1987, trang 47- 51.
– Vũ Khắc Nhượng (1987), Sổ tay sâu bệnh hại cây công nghiệp và cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 102 trang.
Summary
In our country Meliaceae is one of the main families in forest. Up to now 19 genera and about 90 species have been identified. Some species of high economic value of sub-family Swietenioideae have been and are being used for forest planting or forest enrichment such as Chukrasia tabularis A.juss, Toona sureni (Blume) Merr., Toona sinensis (A. Juss.) Roem… One of the greatest handicaps in planting and developing the above-mentioned species is pest insects of which shoot borers cause serious losses. Results of the survey on the composition of shoot borer species on some tree species of the Meliaceae and level of damage caused by them will help the forest development and forest protection planning staff to identify main shoot borer species and select species of high economic value in this family less susceptible to the shoot borer Hypsipyla robusta., ensuring their successful planting and protection.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước (Rhizophora apiculata)
- Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông
- Một số tính chất gỗ của Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputi, Melaleuca viridiflora và định hớng sử dụng gỗ của chúng
- ĐáNH giá HàM LợNG Và CHấT LợNG TINH DầU TRàM ( MELALEUCA) THEO LOàI Và XUấT Xứ
- KếT quả BAN ĐầU Về ĐIềU TRA ĐáNH giá THIệT HạI DO SâU ĐụC THâN TRêN MộT Số XUấT Xứ TRàM