Kết quả điều tra sâu hại vườn ươm cây rừng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Kết quả điều tra sâu hại vườn ươm cây rừng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Nguyễn Văn Độ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Một trong những trở ngại lớn cho việc gây trồng và phát triển rừng là vấn đề sâu hại; những thiệt hại do sâu hại không chỉ xảy ra ở rừng trồng mà còn xảy ra ngay cả trong vườn ươm. Sâu hại trong vườn ươm tuy mức độ và quy mô hại không lớn như ở rừng trồng, nhưng hậu quả của chúng tồn tại lâu dài, ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng sau này. Cây con trong vườn ươm bị sâu hại thường còi cọc, dị dạng… nếu đem trồng tỷ lệ sống thấp và sinh trưởng kém. Để quản lý tốt sâu hại tại vườn ươm cây rừng, cần thiết phải tiến hành điều tra thành phần sâu hại và xác định các loài sâu hại chính nhằm chủ động lên kế hoạch phòng trừ.

1. Phương pháp và địa điểm nghiên cứu

– Điều tra định kỳ 7 ngày một lần trên một số vườn ươm cây rừng được chọn; ngoài ra tiến hành những đợt khảo sát nhanh tại các vườn ươm cây rừng khác để bổ sung số liệu.

– Sử dụng phiếu điều tra tại hiện trường: Phiếu điều tra được thiết kế và in sẵn với các mục cần thiết cho việc điều tra đánh giá như : Ngày điều tra, địa điểm điều tra, loài cây, loài sâu hại, bộ phận của cây bị hại, tình trạng bị hại, mức độ bị hại trên cây và phần trăm cây bị hại …

-Việc đánh giá mức độ hại của sâu hại vườn ươm cây rừng, theoHutacharen 1990

-Dựa trên chỉ tiêu mức độ phá hại của từng loài sâu (từ trung bình đến nặng) một số loài sâu sẽ được coi là sâu hại chính tại vườn ươm cây rừng

-Địa điểm nghiên cứu: các vườn ươm cây rừng của các trung tâm nghiên cứu, lâm trường và các hộ gia đình tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái.

-Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2001-2003.

2. Kết quả và nhận xét

2.1. Kết quả

Đề tài đã tiến hành thu thập mẫu theo định kỳ và đánh giá mức độ hại của chúng trên 12 vườn ươm cây rừng của các lâm trường, trung tâm và 30 vườn ươm của các hộ gia đình tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái. Cho đến nay đã ghi nhận được 27 loài thuộc 18 họ và 6 bộ (cánh phấn Lepidoptera, cánh thẳng Orthoptera, cánh bằng Homoptera, cánh cứng Coleoptera, cánh giống Isoptera, cánh khác Heteroptera). Kết quả điều tra thành phần loài và mức độ gây hại của chúng được trình bày trong bảng 1.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]