Phạm Hồng Ban
Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh
TÓM TẮT
Qua điều tra thực tế đã xác định được 238 loài cây thuốc thuộc 182 chi, 80 họ thực vật được đồng bào Thái ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An sử dụng. Trong đó có 11 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 14 loài, Cúc (Asteraceae) 13 loài, Cà phê (Rubiaceae) 10 loài, và 9 chi giàu loài nhất chiếm 4,95% tổng số chi và chiếm 13,45 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 5 loài và chi Solanum có 5 loài. Cây thuốc thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo (28,99%), cây thân gỗ (26,89%), dây leo (22,69%) và ít nhất là cây bụi (21,43%) tổng số loài. Cây thường phân bố ở các sinh cảnh như rừng râm, rừng thưa, rừng tái sinh, ở vườn nhà, nương rẫy, ven đường, ven bản và ở khe suối. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Đã xác định được 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất (16,47%), chữa bệnh ngoài da (15,69%), bệnh về thời tiết (10,19%), bệnh về phụ nữ (8,63%) và bồi bổ cơ thể (14,12%) trong tổng số các loài nghiên cứu.
Từ khóa: Dân tộc Thái, Cây thuốc, Quỳ Hợp, Nghệ An.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quỳ Hợp là một huyện miền núi tây Bắc tỉnh Nghệ An, xã Châu Lý nằm Cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 14km về phía Tây, cách thành phố Vinh 135km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của xã Châu Lý là 9.334ha, gồm 16 bản, với 6.337 nhân khẩu, trong đó có 6.210 nhân khẩu là người Thái chiếm tới98%. Còn lại là 127 nhân khẩu người Kinh. Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái Quỳ Hợp – Nghệ An nói riêng đã có từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, do việc khai thác sử dụng bất hợp lý nên những cây thuốc trong rừng dần dần mất đi, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Để góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì việc triển khai đề tài” Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Lý – Quỳ Hợp – Nghệ An” nhằm kiểm kê, bổ sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây là việc làm cần thiếtcó ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp kế thừa: Tập hợp các tư liệu có sẵn ở địa phương nghiên cứu để xây dựng; phương pháp phỏng vấn: Lập bảng và phát cho những Ông lang, bà mế đã có kinh nghiệm sử dụng thuốc; phương pháp thu mẫu ngoài thực địa cũng như xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, giám định tên thực vật được tiên shanh theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
(Trang 1262-1266)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng Bắc Kạn
- Thành phần loài và giá trị sử dụng của nhóm lâm sản ngoài gỗ có sợi: Tre trúc và song mây ở Lâm Đồng
- Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp
- Ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên, Thường Xuân, Thanh Hóa