Phạm Quang Tuyến, Bùi Thanh Hằng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng có vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý hạt nảy mầm cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là: ngâm hạt trong nước 400C trong 8 giờ; Công thức thành phần ruột bầu: 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân có sinh trưởng cây con tốt nhất (kết quả đo ở giai đoạn cây con 4 tháng tuổi)
Từ khóa: Chò xanh, bảo quản hạt, xử lý hạt, thành phần ruột bầu, Tây Bắc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Bắc là khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và có độ che phủ rừng thấp nhất cả nước. Trình độ nhận thức của người dân về trồng rừng còn hạn chế nên hiệu quả trồng rừng từ một số loài cây nguyên liệu (Keo, Bạch đàn, Lát Mehico,…) không cao. Trong một số năm gần đây nhu cầu về gỗ gia dụng, gỗ xây dựng và gỗ nguyên liệu ngày một tăng. Trong khi đó nguồn cung cấp gỗ lớn ngày một khan hiếm do rừng tự nhiên bị suy giảm, gỗ nhập khẩu cao. Do đó, chọn loài cây trồng vừa đáp ứng được về mặt sinh thái, môi trường mà vẫn đảm bảo về mặt kinh tế cho người dân sống gần rừng là việc làm cần thiết đối với Tây Bắc.
Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn cao 35 – 40m, đường kính có thể lên tới 200cm. Cây thường xanh nửa rụng lá, mọc khá nhanh, khả năng tái sinh tốt. Gỗ xám trắng, cứng có vân và ánh đẹp, dễ làm, có thể dùng trong xây dựng, đóng thuyền, đóng đồ dùng trong nhà và làm gỗ dán lạng. Chò xanh là loài cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt. Các nghiên cứu về nhân giống Chò xanh ở Việt Nam hiện có rất ít và chưa có nghiên cứu nào về nhân giống cũng như trồng rừng đã được công bố cho loài này ở khu vực Tây Bắc. Nhưng thực tế Chò xanh không nằm trong danh sách các loài cây trồng rừng chủ yếu ở các vùng sinh thái ở Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Chò xanh để đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng giống cho nhu cầu trồng rừng loài cây này ở ở khu vực Tây Bắc là rất cần thiết.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Hiện trạng và một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên tre nứa ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình
- Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
- Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa PP (Polypropylen) đến tính chất Composite gỗ nhựa