Sau hai năm thực hiện dự án “Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững cho các công ty Lâm nghiệp tại Việt Nam”, Trung tâm đào tạo về Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng được thành lập vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, trụ sở đặt tại TTNC Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Dự án cũng đã hỗ trợ Trung tâm đào tạo xây dựng khung chương trình với 8 lĩnh vực chuyên gia và 36 môn học.
Nhằm lấy ý kiến của các bên liên quan cho khung chương trình, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn Chương trình đào tạo về QLRBV và CCR vào ngày 07/3/2019 tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có gần 20 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý như Vụ KHCN và MT trực thuộc Bộ NN & PTNT, các Vụ thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện các tổ chức như Hội nông dân Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam, đại diện Văn phòng tư vấn Dự án và đại diện các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Khung chương trình đào tạo đã nhận được sự hưởng ứng của các đại biểu tham gia Hội thảo. Bên cạnh đó, một số ý kiến đóng góp cũng được đưa ra nhằm hoàn thiện khung chương trình theo hướng thực tế và phù hợp hơn với các văn bản chính sách mới được ban hành.
ĐTHT
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”.
- Đón tiếp Đoàn sinh viên lâm nghiệp Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn các loài Keo lai và Keo tai tượng.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ khối (multilaminar block) chất lượng cao từ gỗ Keo
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ).