Hội nghị IUFRO Phytophthora 2017 – Nấm Phytophthora hại rừng và các hệ sinh thái tự nhiên (Phytophthora in Forests and Natural Ecosystems) sẽ diễn ra tại Sa Pa, Việt Nam từ ngày 19 – 25 tháng 3 năm 2017. Hội nghị được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và Hiệp hội quốc tế các tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp (IUFRO).
Mục tiêu của hội nghị:
- Các nhà khoa học trên thế giới thảo luận về tác hại của nấm Phytophthora gây hại cho rừng và hệ sinh thái tự nhiên.
- Cung cấp các thông tin về sinh học, sinh thái và biện pháp phong trừ bệnh do nấm Phytophthora gây ra.
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan soạn thảo chính sách về an toàn sinh học đối với rừng và hệ sinh thái tự nhiên.
- Tăng nhận thức về tác hại của nấm Phytophthora đối với các nước đang phát triển.
- Tăng cường hợp tác quốc tế của các nhà khoa học.
Địa điểm tổ chức: TP. Sa Pa – tỉnh Lào Cai.
Thời gian hội nghị: Từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 3 năm 2017.
Hội nghị được dự kiến có sự tham gia của khoảng 150 nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới về tất cả những lĩnh vực có liên quan đến chủ đề của hội nghị. Hội nghị đặc biệt quan tâm tới các chuyên gia về sâu bệnh hại rừng và các hệ sinh thái.
Đăng ký tham gia và thông tin chi tiết có tại trang thông tin của hội nghị tại đây./.
ĐTHT
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024, Chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2024)
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
Các tin khác
- Keo lai phá thế độc canh Tràm – Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT "Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản"
- Hội nghị IUFRO Acacia 2017 - Phát triển bền vững rừng trồng các loài Keo hướng tới tương lai
- Thủy tùng sắp thoát cảnh tuyệt chủng tại Việt Nam? - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ của NCS Lê Văn Bình