Thực hiện Quyết định số 669/QĐ /KHLN-KH ngày 09/12/2019 của Giám đốc Viện về việc Thành lập hội đồng Khoa học Công nghệ tư vấn sơ kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và nghiệm thu các chuyên đề thuộc đề tài. Ngày 11/12/2019, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội đồng tư vấn sơ kết và nghiệm thu chuyên đề:
Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Tên các Chuyên đề:
– Báo cáo đặc điểm lâm học của cây Xoan đào
– Báo cáo kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Xoan đào
– Báo cáo tổng kết, đánh giá về kỹ thuật và rừng trồng Xoan đào hiện có
– Báo cáo đánh giá tình hình sâu bệnh hại Xoan đào ở 2 vùng Đông Bắc, Tây Bắc
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Văn Thắng
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài:
– Chọn được ít nhất 100 cây trội Xoan đào.
– Chọn được ít nhất 02 xuất xứ tốt và 05 gia đình Xoan đào có triển vọng/vùng.
– Xây dựng được Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Xoan đào (hạt, hom), được Bộ công nhận ít nhất 01 TBKT.
– Xây dựng được HDKT trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn.
– Xây dựng được 6ha khảo nghiệm giống kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính (3ha/vùng), số lượng tối thiểu 50 gia đình, có năng suất của các gia đình triển vọng vượt ít nhất 15% về thể tích thân cây so với giống đại trà.
– Xây dựng được 10 ha thí nghiệm rừng trồng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn (5 ha/vùng), có năng suất của các CTTN tốt vượt ít nhất 15% về thể tích thân cây so với mô hình đại trà trong sản xuất.
Nội dung của đề tài:
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Xoan đào
Nội dung 2: Chọn giống, nhân giống và khảo nghiệm giống Xoan đào
Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn
Nội dung 4: Xây dựng HDKT nhân giống và trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp.
Kết quả đã đạt được đến 12/2019
– Đã điều tra đặc điểm lâm học của Xoan đào trên 36 ô tiêu chuẩn thuộc các trạng thái RTN ở 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đã xây dựng báo cáo đặc điểm lâm học của Xoan đào ở 2 vùng NC
– Đã nghiên cứu và xây dựng báo cáo về đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Xoan đào ở 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc
– Đã khảo sát, đánh giá và chọn lọc được 108 cây trội Xoan đào thuộc 6 xuất xứ ở 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc
– Đã xây dựng được 6ha mô hình khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính của 55 gia đình Xoan đào thuộc 6 xuất xứ thu thập từ 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc
– Đã điều tra và xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá về kỹ thuật và rừng trồng Xoan đào hiện có ở 6 tỉnh thuộc 2 vùng
– Đã xây dựng được 10ha các thí nghiệm trồng rừng thâm canh Xoan đào ở 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc (5ha/vùng
– Đến tháng 12/2019, đề tài đã thực hiện và hoàn thành các nội dung theo thuyết minh đã được Bộ phê duyệt.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội thảo "Xác định ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực Công nghiệp rừng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030"
- Lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp đợt 1 năm 2019
- Hội đồng tư vấn sơ kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và tư vấn xây dựng 3 quy trình kỹ thuật thuộc đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh héo do nấm (Ceratocystis sp) cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam
- Tin vắn: Hội đồng thẩm định hồ sơ xin công nhận tiến bộ kỹ thuật: Kỹ thuật nhận giống vô tính cây Sơn tra (Docynia indica) bằng phương pháp ghép và thẩm định báo cáo xin công nhận giống cây trồng lâm nghiệp: Cây Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston). Cây Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe).