Thực hiện Quyết định số: 559/QĐ /KHLN-KH ngày 18/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ:
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đức Kiên
Đơn vị: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp.
Mục tiêu chung
– Chọn, tạo được một số dòng Mắc ca mới có năng suất hạt và tỷ lệ nhân cao cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
– Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại Mắc ca.
Mục tiêu cụ thể
– Ít nhất 02 giống Mắc ca được Bộ NN&PTNT công nhận từ các khảo nghiệm giai đoạn trước có năng suất hạt tương đương hoặc vượt 10-15% so với các giống đã được công nhận và có chất lượng hạt tốt
– Chọn được ít nhất 01 giống có triển vọng/vùng đạt chỉ tiêu sinh trưởng vượt 10% so với các giống đối chứng cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
– Tạo ra được ít nhất 50 tổ hợp lai, trong đó có ít nhất 10 tổ hợp lai có triển vọng về sinh trưởng vượt 10% so với trung bình khảo nghiệm
– Xây dựng được 08 ha khảo nghiệm giống tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (02 ha/vùng), tỷ lệ sống trên 90% trong năm thứ nhất
– Xây dựng được 02 ha khảo nghiệm các tổ hợp lai tại Tây Bắc và Tây Nguyên (01 ha/vùng), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất
– Xây dựng 01 báo cáo đánh giá đa dạng di truyền của quần thể chọn giống Mắc ca tại Việt Nam
– Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính trên cây Mắc ca (được công nhận ít nhất 01 TBKT)
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu chọn giống Mắc ca có năng suất hạt và tỷ lệ nhân cao
Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các giống Mắc ca bằng chỉ thị phân tử.
Nội dung 3: Nghiên cứu lai giống giữa các dòng Mắc ca theo hướng kết hợp giữa tính trạng sinh trưởng và sản lượng quả và chất lượng nhân.
Nội dung 4: Nghiên cứu sâu bệnh hại Mắc ca và biện pháp phòng trừ
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Bổ sung cơ sở khoa học về nghiên cứu chọn tạo giống, phòng trừ sâu bệnh hại Mắc ca. Tăng cường được tính đa dạng di truyền của nguồn giống Mắc ca ở Việt Nam phục vụ cho công tác chọn giống lâu dài.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Nâng cao năng lực nghiên cứu về xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống cây rừng nói chung và cây cho hạt nói riêng cho các đơn vị và cán bộ nghiên cứu có tham gia.
Các nhà chọn giống, nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả này làm cơ sở khoa học trong việc xác định nguồn vật liệu trong chọn giống.
Đối với kinh tế – xã hội và môi trường
Kết quả của đề tài sẽ góp phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thực tiễn, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội tại vùng kinh tế chính trị nhạy cảm như Tây Bắc và Tây Nguyên. Vì vậy việc cung cấp các giống Mắc ca có năng suất cao cho các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia, đặc biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu phát thải và tăng nguồn dự trữ carbon, …
Cung cấp cho thị trường nguồn giống có chất lượng cao cho các công ty, các hộ dân trồng và sản xuất cây giống. Do đó, góp phần cải thiện đời sống của người làm nghề rừng. Qua đó cũng góp phần làm thay đổi tập quán sử dụng nguồn giống chưa được cải thiện trong trồng vườn cây công nghiệp lấy hạt.
Bằng công tác chuyển giao giống mới, kỹ thuật trồng chăm sóc và kỹ thuật nhân giống đề tài sẽ góp phần đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề kinh nghiệm cũng như cung cấp thêm các cơ sở lý luận cho các đơn vị nghiên cứu sản xuất đặc biệt các công ty và hộ gia đình trồng vườn quả và sản xuất giống cây.
Một số hình ảnh:
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
Các tin khác
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Ngành cao su Việt Nam chủ động đáp ứng Quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR)