Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).

Thực hiện Quyết định số: 495/QĐ-KHLN-KH ngày 17 tháng 11 năm 2023 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023). Chủ nhiệm: TS. La Ánh Dương; Đơn vị: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu:

Bảo tồn an toàn, lâu dài nguồn gen cây rừng phục vụ mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể năm 2023

  1. Xác định được khu phân bố, đặc điểm lâm học, chọn lọc và thu hái được hạt giống của ít nhất 30 cá thể Gõ đỏ tại Gia Lai, Đắk Lắk và Đồng Nai.
  2. Lưu trữ, bảo quản an toàn cho 3934 lô hạt giống và bổ sung được ít nhất 30 lô hạt giống Gõ đỏ cho ngân hàng gen hạt giống.
  3. Xác định được phương pháp nhân giống cho Gõ đỏ và chăm sóc được cây con của các nguồn gen Sến mật, Bách tán đài loan, Hoàng đàn giả.
  4. Xây dựng được 1,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Sến mật và chăm sóc, bảo vệ được 7,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Trúc vuông, Trúc hóa long, Cát sâm, Trà hoa vàng, Sưa đỏ, Đỗ quyên lá nhọn, Thiết đinh, Trắc, Gụ lau.

Nội dung

Nội dung 1: Điều tra khảo sát mở rộng, xác định khu phân bố và đánh giá đặc điểm lâm học cho Gõ đỏ tại Gia Lai, Đắk Lắk và Đồng Nai.

Nội dung 2: Chọn lọc cây đại diện, thu hái hạt giống cho ít nhất 30 cá thể (tối thiểu 50g/lô) cho Gõ đỏ tại Gia Lai, Đắk Lắk và Đồng Nai.

Nội dung 3: Lưu trữ, bảo quản nguồn gen.

Nội dung 4: Xây dựng mới 1,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Sến mật và chăm sóc, bảo vệ, đánh giá sinh trưởng 7,0ha rừng trồng bảo tồn các loài Cát sâm, Trà hoa vàng, Đỗ quyên lá nhọn, Sưa đỏ, Thiết đinh, Trúc vuông, Trúc hóa long, Trắc, Gụ lau.

 

Đánh giá về hiệu quả:

  1. a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

– Điều tra mở rộng sẽ giúp hiểu kỹ hơn thực trạng một số loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Đặc biệt là Gõ đỏ có mức độ đe dọa rất nguy cấp.

– Xác định đặc điểm lâm học cho các quần thể và thu thập được nguồn gen sẽ có ý nghĩa cho việc định hướng nghiên cứu và khai thác các nguồn gen quý hiếm.

– Tập hợp được một số loài cây quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế, môi trường phục vụ mục đích trồng rừng bảo tồn và các nghiên cứu sau này:

  1. b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

– Thông qua việc tập hợp các loài (nhất là các loài có giá trị kinh tế cao) sẽ giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận hơn trong việc sử dụng chúng vào trồng rừng có giá trị kinh tế cao.

– Các loài cây bản địa sẽ là những loài cây và những giống có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng).

Một số hình ảnh tại hiện trường của nhiệm vụ:

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]