Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất

Thực hiện Quyết định số: 509/QĐ-KHLN-KH ngày 29 tháng 11 năm 2023 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất; Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Phượng; Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.

Mục tiêu:

– Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và vật liệu nội thất quy mô sản xuất công nghiệp;

– Xây dựng được mô hình sản xuất tre ép khối công suất 1500m3/năm tại Công ty cổ phần BWG Mai Châu, Hòa Bình;

– Sản xuất thử nghiệm tre ép khối theo quy trình công nghệ đã hoàn thiện;

– Chuyển giao công nghệ cho sản xuất.

Nội dung

– Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và vật liệu nội thất

– Xây dựng mô hình sản xuất tre ép khối tại Công ty cổ phần BWG Mai Châu và mô hình ứng dụng từ sản phẩm tre ép khối

– Đánh giá hiệu quả sản xuất, đào tạo tập huấn

Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

Về mặt công nghệ, dự án đã nghiên cứu và hoàn thiện được các thông số công nghệ phù hợp với sản xuất tre ép khối từ cây luồng. Thông qua các lớp tập huấn đã giúp các kỹ thuật viên và công nhân nắm bắt được các bước thực hiện sản xuất. Mô hình nhà sàn là sản phẩm của dự án được xây dựng tại Doanh nghiệp phối hợp để giới thiệu, quảng bá kết quả của dự án.

Hình ảnh mô hình nhà sàn từ vật liệu tre ép khối

Về hiệu quả của nhiệm vụ:

Hiệu quả kinh tế

Đối với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Là đơn vị chủ trì dự án đã hoàn thiện được các kết quả nghiên cứu của đề tài, chuyển giao và quảng bá được kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất.

Đối với doanh nghiệp là đơn vị phối hợp chính thực hiện Dự án: Được tiếp nhận công nghệ sản xuất tre ép khối hoàn thiện của dự án, đảm bảo cơ sở vật chất sau khi dự án kết thúc có đủ năng lực thực hiện, phối hợp chuyển giao công nghệ, quảng bá mở rộng kết quả nghiên cứu và sản xuất.

Hiệu quả xã hội

Sử dụng nguồn nguyên liệu tre luồng sản xuất tre ép khối vật liệu xây dựng có thể thay thế những loại vật liệu xây dựng hiện nay, giảm tác động xấu đến môi trường, ngoài ra tre ép khối có thể xây dựng nhà sàn dân tộc thay thế cho nguồn nguyên liệu gỗ đang cạn kiệt hiện nay. Mặt khác, khai thác, chế biến phát triển cây tre luồng giúp tăng thu nhập cho bà con dân tộc các tỉnh miền núi.

Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng (nhà sàn) và nội thất cho đồng bào. Qua đó nâng cao giá trị cây tre và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tre giàu tiềm năng tại các khu vực miền núi.

Khi cây tre được sử dụng hiệu quả, đồng bào sẽ giảm khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên, qua đó sẽ giữ được rừng tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy việc duy trì và phát triển diện tích rừng trồng tre tại các tỉnh miền núi, góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên tre ở các tỉnh miền núi nói riêng và cả nước nói chung.

Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào từ việc trồng tre, chế biến tạo các sản phẩm từ tre. Khi đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định sẽ giảm các tệ nạn xã hội.

Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tre sẽ góp phần nâng cao giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào miền núi nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Tạo vật liệu mới thân thiện môi trường.

Một số hình ảnh thực hiện dự án:

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]