Thực hiện Quyết định số: 147/QĐ-KHLN-KH ngày 24 tháng 4 năm 2023 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc. Mã số: ĐTĐL.CN-15/18. Chủ nhiệm: GS.TS. Phạm Quang Thu.
Mục tiêu:
– Xác định được danh mục thành phần loài sâu, bệnh hại cây Sơn tra.
– Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu, bệnh hại chính.
– Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp đối với các loài sâu, bệnh hại chính.
Nội dung
Nội dung 1: Điều tra thành phần loài sâu, bệnh hại và xác định các loài gây hại chính cây Sơn tra
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai
Nội dung 3: Nghiên cứu các xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai
Nội dung 4: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai.
Nội dung 5: Tập huấn chuyển giao quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra
Kết quả đạt được:
Kết quả điều tra được 28 loài sâu hại Sơn tra ở vườn ươm, rừng trồng và rừng tự nhiên và xác định được loài Xén tóc đục thân Bacchisa medioviolacea (Cerambycidae: Coleoptera) là loài sâu hại chính và xác định được 15 loài nấm gây hại Sơn tra ở vườn ươm, rừng trồng và rừng tự nhiên và xác định được loài loài nấm Colletotrichum siamense (Glomerellacea: Glomerellales) là loài hại chính. Trong 15 loài nấm gây hại Sơn tra này đề tài đã giám định được 1 loài nấm mới cho khoa học đó là loài Phytophthora docynia (Q.N. Dang, T.H. Nguyen & T.I. Burgess, 2021).
Xác định được vòng đời của loài Xén tóc đục thân Bacchisa medioviolacea, thời gian trưởng thành trung bình 17,6 ngày, thời gian trứng trung bình 27,55 ngày; sâu non trung bình 627,3 ngày và nhộng trung bình 48,9 ngày và xác định được lịch phát sinh của Xén tóc đục thân 2 năm 1 vòng đời. Xác định được loài Xen tóc đục thân gây hại mạnh cây Sơn tra từ cấp tuổi 2 trở đi.
Xác định được Bệnh thối quả do nấm Colletotrichum siamense, sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện từ 20oC – 25 oC; gây hại mạnh vào tháng 7, tháng 8 hàng năm và gây hại mạnh cây Sơn tra từ cấp tuổi 2 trở đi.
Xác định được các biện pháp phòng trừ tổng hợp Xén tóc đục thân cây Sơn tra ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai:
Biện pháp lâm sinh: phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi, xới đất vun gốc quanh gốc theo độ rộng của tán cây và kết hợp bón thúc sau mỗi vụ thu hoạch quả, tỉa những cành nhỏ trong tán cây, cành mọc song song, cành đan chéo, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt, cành mọc dưới gốc ghép và bón thúc 500g phân NPK Lâm Thao (16 -16 – 8S)/cây và ngoài ra bảo vệ trâu, bò, gia súc phá hoại và cháy rừng.
Biện pháp thủ công: Sử dụng dao nhọn và sắc để thu trứng và thu sâu non tuổi 1 và tuổi 2 nắm dưới lớp vỏ thân và sử dụng vợt lưới để thu bắt trưởng thành.
Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phun xén tóc trưởng thành bằng hoạt chất Abamectin (Abatimec 3.6EC) và Bacillus thuringiensis var. kurstaki 16.000 IU/mg + Granulosis virus 108 PIB (Bitadin WP) và hoạt chất hóa học Cypermethrin (Sherbush 25EC) và Etofenprox (Trebon 10EC) có hiệu lực tốt nhất đều trên 80%.
Xác định được các biện pháp phòng trừ tổng hợp Bệnh thối quả cây Sơn tra ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai:
Biện pháp lâm sinh: phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi, xới đất vun gốc quanh gốc theo độ rộng của tán cây và kết hợp bón thúc sau mỗi vụ thu hoạch quả, tỉa những cành nhỏ trong tán cây, cành mọc song song, cành đan chéo, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt, cành mọc dưới gốc ghép và bón thúc 500g phân NPK Lâm Thao (16 -16 – 8S)/cây và ngoài ra bảo vệ trâu, bò, gia súc phá hoại và cháy rừng.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Phun chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma harzianum (Zianum 1.00wp) và Trichoderma viride (Biobus 1.00wp) và hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC) và Mancozeb (Unizebando 800WP) đạt hiệu lực cao nhất đều trên 80%.
Xây dựng được 03 mô hình (2ha/mô hình) phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra đã đạt hiệu quả trên 80% và trên 15% so với đối chứng.
Đề tài đã thông qua quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra tại tỉnh Yên Bái
Tập huấn chuyển giao quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra tại Sơn La 30 người, Yên Bái 30 người và Lào Cai 30 người.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas Vilsack cắt băng khánh thành phòng thí nghiệm giám định gỗ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA
- Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền