Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng.

Thực hiện Quyết định số: 426 /QĐ /KHLN-KH ngày 25/9/2020 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ngày 01/10/2020, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng. Thuộc đề tài quỹ gen cấp Quốc gia mã số VNQG-2016/13.

Chủ trì: TS. Nguyễn Văn Thọ.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ.’

 Mục tiêu chung

– Tuyển chọn được các xuất xứ Tre ngọt có năng suất cao;

– Xây dưng được kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh Tre ngọt và thu hoach, bảo quản măng;

– Xây dựng được các mô hình trồng Tre ngọt lấy măng có hiệu quả kinh tế cao tại Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Giang.

Sản phẩm của nhiệm vụ:

– Cơ sở dữ liệu nguồn gen Tre ngọt.

– Báo cáo kiến thức bản địa về nhân giống, trồng tre lấy măng và giá trị sử dụng ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Báo cáo kết quả khảo nghiệm các xuất xứ Tre ngọt ở Lai Châu, Điện Biên và Phú Thọ; Báo cáo đánh giá kết quả xây dựng vườn tập hợp giống; Báo cáo đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng thâm canh Tre ngọt

– Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Tre ngọt; Hướng dẫn kỹ thuật trồng tâm canh Tre ngọt lấy măng; Hướng dẫn kỹ thuật khai, bảo quản và sơ chế măng Tre ngọt;

– Tiến bộ kỹ thuật “ Kỹ thuật nhân giống hom cành Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz)”

– 03 Xuất xứ Tre ngọt cho năng suất măng cao (ít nhất 1 xuất xứ/vùng sinh thái);  3ha Vườn tập hợp giống giống; 15 ha Mô hình trồng thâm canh Tre ngọt; 3 Bài báo và Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:

* Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

– Lần đầu tiên ứng dụng chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen Tre ở Việt nam làm cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

– Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở mở ra một hướng mới cho việc triển khai ứng dụng rộng rãi phương pháp sinh học phân tử hiện đại trong việc chọn tạo giống Tre ngọt có năng suất và chất lượng măng cao. Góp phần phục vụ công tác chọn tạo giống cây lâm nghiệp đạt năng suất cao.

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ lựa chọn được cây trội, các giống Tre ngọt và xây dựng được vườn tập hợp giống vô tính bằng các giống Tre ngọt chất lượng cao ở Lai Châu, Phú Thọ và Bắc Giang. Đồng thời xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh Tre ngọt lấy măng và khai thác, bảo quản và sơ chế măng, góp phần phát triển Tre ngọt theo hướng công nghiệp.

* Hiệu quả về kinh tế xã hội:

Kết quả của nhiệm vụ sẽ xác định các giống Tre ngọt cho năng suất và lượng măng cao ở Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ, góp phần nâng cao giá trị rừng trồng tre, cải thiện đời sống và thu nhập của người dân. Ngoài ra, việc xây dựng vườn tập hợp giống và các quy trình kỹ thuật đối với cây Tre ngọt là cơ sở khoa học để phát triển cây Tre ngọt trên quy mô lớn với hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]