Thực hiện Quyết định số: 446/QĐ/KHLN-KH ngày 16/12/2021 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”. Mã số: NVQG – 2018/07; Thuộc chương trình: Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chủ trì: Ths. Phạm Đình Sâm
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Mục tiêu:
Khai thác và phát triển được nguồn gen cây Ươi lấy quả có năng suất, chất lượng cao nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Xây dựng thuyết minh đề tài
Điều tra, tổng kết, đánh giá thực trạng gây trồng, kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Ươi, thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học Ươi (đặc điểm phân bố, sinh thái, năng suất quả)
Đánh giá đa dạng di truyền 100 cây trội dự tuyển Ươi
Nghiên cứu đánh giá chất lượng quả của 100 cây trội dự tuyển Ươi (hàm lượng dinh dưỡng trong thịt quả)
Điều tra chọn lọc 50 cây trội Ươi
Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật nhân giống Ươi bằng phương pháp ghép
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép
Xây dựng 3 ha vườn giống vô tính bằng cây ghép kết hợp khảo nghiệm giống
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cây giống Ươi
Xây dựng 3 ha mô hình trồng thâm canh cây Ươi trên đất trống xen cây nông nghiệp (1,5ha bằng cây ghép và 1,5ha bằng cây hạt)
Xây dựng 3 ha mô hình trồng thâm canh cây Ươi trên đất trống có cây gỗ phù trợ trong giai đoạn đầu (1,5ha bằng cây ghép và 1,5ha bằng cây hạt)
Xây dựng 3ha mô hình trồng thâm canh cây Ươi theo băng ở rừng tự nhiên nghèo kiệt (1,5ha bằng cây ghép và 1,5ha bằng cây hạt)
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh cây Ươi để lấy quả
Nghiên cứu kỹ thuật thu hái
Nghiên cứu kỹ thuật sơ chế
Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản quả
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Ươi sau thu hoạch
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở quả Ươi
Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
- a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ
– Những cây Ươi trội được chọn lọc và công nhận giống là nguồn gen quý để làm vật liệu nhân và chọn giống phục vụ công tác trồng rừng sau này.
– Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tổng kết từ thực tiễn đề tài đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật từ thu hái, chế biến đến trồng cây Ươi với mục đích lấy quả. Đây là tài liệu quan trọng để các tổ chức, cá nhân ứng dụng để nâng cao hiệu quả khi sản xuất và kinh doanh Ươi.
– Các ấn phẩm khoa học là tài liệu để các nghiên cứu tiếp theo tham khảo và kênh thông tin để quảng bá các sản phẩm trong nước ra quốc tế.
– Những mô hình trồng thâm canh Ươi là những địa điểm tham quan,nhân rộng và để theo dõi những kết quả đạt được nhằm nghiên cứu và phát triển rừng trồng Ươi.
- b) Hiệu quả kinh tế
– Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao giá trị kinh tế của quả Ươi, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển cây Ươi, tạo thành một trong những nguồn thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ.
– Nâng cao hiệu quả sử dụng đất khi xây dựng mô hình của đề tài kết hợp với canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc. Mô hình sinh trưởng và phát triển tốt tạo thu nhập và ổn định sinh kế cho các hộ tham gia mô hình.
- c) Hiệu quả xã hội
– Đề tài đã được thực hiện trên 3 vùng sinh thái, vùng sâu vùng xa, góp phần nâng cao nhận của người dân trong việc bảo vệ và phát triển cây Ươi nói riêng và các cây gỗ đa mục đích nói chung.
– Trong những năm thực hiện đề tài đã thu hút được quan tâm của các thành phần xã hội, thu hút lao động địa phương thông qua việc tham gia một số hoạt động xây dựng mô hình của đề tài tạo việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo do nấm Ceratocysts sp. cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl.) cung cấp gỗ lớn ở Vùng Đông Bắc và Tây Bắc”.
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Thư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11