Thực hiện Quyết định số: 462/QĐ/KHLN-KH ngày 21/12/2021 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị và máy công tác chuyên dụng liên hợp với máy kéo có khả năng kéo bám và ổn định cao phục vụ trồng và chăm sóc rừng”.
Chủ trì: TS. Đoàn Văn Thu
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
Cơ giới hóa các khâu trồng, chăm sóc rừng, giảm lao động thủ công, góp phầm thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu xác định đặc điểm đất đai, cây trồng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản cơ giới một số khâu trong sản xuất lâm nghiệp
Nội dung 2. Nghiên cứu lựa chọn máy động lực (máy kéo) liên hợp với các thiết bị, máy công tác thực hiện một số khâu sản xuất lâm nghiệp.
Nội dung 3. Nghiên cứu thiết kế, cải tiến hệ thống di động và điều khiển, nâng cao khả năng làm việc ổn định, an toàn của máy kéo trên đất dốc đến 25%.
Nội dung 4. Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo: Thiết bị xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ rừng trồng sau khai thác; Máy tạo hố trồng rừng, Cày chăm sóc rừng kết hợp bón phân; Rơ mooc vận chuyển.
Nội dung 5. Khảo nghiệm thiết bị, máy công tác, đánh giá khả năng sử dụng trong điều kiện sản xuất
Nội dung 6. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp và sử dụng các thiết bị máy công tác.
Nội dung 7. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật lắp ráp, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị
Hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
- a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
– Đề tài được thực hiện với sự tham gia phối hợp của các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy thuộc lĩnh vực cơ khí nông lâm nghiệp, do vậy kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học quan trọng cho công tác nghiên cứu và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên ngành. Kết quả này là cơ sở khoa học cho quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế chế tạo máy và thiết bị lâm nghiệp.
– Kết quả nghiên cứu là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực cơ giới sản xuất lâm nghiệp. Sản phẩm thiết bị cơ giới của đề tài được ứng dụng góp phần nâng cao trình độ sản xuất và hiện đại hoá nông, lâm nghiệp Việt Nam.
– Các thiết bị, máy công tác được nghiên cứu thiết kế có tính chuyên dụng cao, nguyên lý làm việc và kết cấu phù hợp cho các khâu công việc đặc thù của sản xuất lâm nghiệp Việt Nam, đây là những mẫu máy mới bổ sung cho hệ thống thiết bị cơ giới sản xuất lâm nghiệp.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện thiết bị và công nghệ phục vụ cơ giới hóa sản xuất lâm nghiệp. Phương pháp nghiên cứu mới, kỹ thuật hiện đại được ứng dụng để thực hiện các nội dung của đề tài góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị cơ giới lâm nghiệp của Viện. Đây cũng là điều kiện đào tạo nâng cao trình độ nghiên cứu, kỹ năng thiết kế chế tạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chuyển giao của Viện trong lĩnh vực cơ khí lâm nghiệp.
– Các sản phẩm công nghệ tạo ra của đề tài là cơ sở để Viện và các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Góp phần nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ khoa học.
– Góp phần nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa, trình độ sản xuất trong lâm nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, giảm chi phí các khâu sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
– Các mẫu máy được thiết kế mới, thiết kế cải tiến được nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao cho các nhà máy, cơ sở chế tạo sẽ là những sản phẩm được chế tạo trong nước với giá thành thấp có tính năng kỹ thuật và công nghệ vượt trội các sản phẩm tương tự.
- b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
– Là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm lao động thủ công cho những công việc nặng nhọc, độc hại có tính đặc thù của sản xuất lâm nghiệp.
– Giảm kinh phí nhập thiết bị máy móc từ nước ngoài, đồng thời thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo trong nước phát triển.
– Góp phần nâng cao lợi nhuận kinh doanh và thu nhập cho người lao động trong lâm nghiệp
– Cơ giới hoá sản xuất đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ phát triển rừng sẽ góp phần quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái.
– Công nghệ và thiết bị cơ giới thực hiện các khâu canh tác hợp lý, đúng kỹ thuật góp phần cải tạo đất, hạn chế rửa trôi xói mòn, duy trì khả năng sản xuất bền vững của đất dốc lâm nghiệp.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo do nấm Ceratocysts sp. cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl.) cung cấp gỗ lớn ở Vùng Đông Bắc và Tây Bắc”.
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững