Dự án ACIAR FST 2008/039 “Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn rừng trồng tại Việt Nam và Úc”; được thực hiện từ 2012-2016 với sự tham gia thực hiện của: Trường ĐH Melbourne (MoU), Cục nông nghiệp và thủy sản bang Queensland (DFF); Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam (VAFS); Trường ĐH Lâm nghiệp (VFU), Trung tâm nghiên cứu chính sách nông nghiệp (CAP).
Việt Nam với diện tích rừng trồng trên 3 triệu hecta ,chủ yếu là các loài cây mọc nhanh (Keo và Bạch đàn); gỗ Keo và bạch đàn đã và đang là nguồn nguyên liệu tiềm năng và quan trọng đối với ngành chế biến và xây dựng; năm 2015, tổng sản lượng khai thác ước tính 16 triệu m3 gỗ tròn. Gỗ rừng trồng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu (trên 80%) gỗ rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ. Sản xuất dăm gỗ mặc dù đã có những đóng góp đáng kể cho việc thúc đẩy phát triển trồng rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hỗ dân vùng nông thôn miền núi, tuy nhiên, giá trị gia tăng trong sản xuất dăm gỗ thấp hơn nhiều so với sản xuất gỗ xẻ, sản xuất ván bóc. Sẽ là lãng phí tài nguyên nếu sản phẩm gỗ rừng trồng chỉ sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ; vì thế trong điều kiện thực trạng chất lượng gỗ rừng trồng ở Việt Nam đang hiện nay, hướng sản xuất ván bóc từ gỗ rừng trồng sẽ phù hợp với thực tế về chất lượng gỗ, khả năng đầu tư tài chính và kiến thức công nghệ của các hộ dân vùng nông thôn miền núi Việt Nam hiện nay; hơn thế nữa sản xuất ván bóc sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ván dán,đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc phát triển…
Hộ dân tiếp nhận hỗ trợ của dự án (bà Mai, chủ hộ-thứ 2 từ trái)
Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng gỗ rừng trồng keo và bạch đàn; dự án FST 2008/039 đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần phát triển sản xuất và sử dụng ván mỏng tại Việt Nam. Một trong các đối tượng của dự án là các hộ trồng rừng và sử dụng gỗ rừng trồng cho sản xuất ván mỏng; trong quá trinh thực hiện dự án, Viện Khoa học lâm nghiệp đã tổ chức một số lớp tập huấn cho các hộ dân nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến kinh nghiệm về sản xuất và sử dụng ván mỏng. Trong khuôn khổ hợp tác với Trung Ương hội nông dân Việt Nam, dự án đã mời một số hộ dân tại Bắc Cạn, Yên Bái tham dự khóa tập huấn tại Hạ Hòa, Phú Thọ về sản xuất ván bóc. Kết thúc khóa học, một số hộ dân đã đầu tư thành lập xưởng sản xuất ván bóc tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, một trong các tỉnh nghèo nhất khu vực miền Bắc Việt Nam)
Do thiếu kiến thức về thiết bị và công nghệ sản xuất ván bóc nên các hộ dân đã gặp không ít khó khăn về lựa chọn đầu tư, vận hành và bảo dưỡng thiết bị… kết quả là chất lượng ván bóc thấp, trong đó vấn đề chiều dày ván bóc không ổn đinh, không đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngay sau khi được thông báo, dự án đã cử cán bộ đến thăm xưởng của các hộ dân và quyết định giúp cải tiến máy bóc, hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị nhằm nâng cao chất lượng ván bóc, nâng cao các kĩ năng vận hành thiết.
Cải tiến máy bóc cho hộ dân tại Bắc Kạn
Kết quả sau khi cải tiến 03 trục cuốn gỗ, hướng dẫn nông dân vận hành máy; chất lượng ván bóc được nâng cao (chiều dày ván đạt yêu cầu, ổn định trong quá trình bóc). Bà Hoàng Thị Mai, dân tộc Tày, chủ hộ sản xuất ván bóc đã rất hạnh phúc khi làm chủ được quá trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị và với việc ổn định chiều dày ván bóc, chắc chắn quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Theo tính toán, trước khi cải tiến, người sản xuất thường bị người mua trừ 20% khối lượng, do chiều dày ván bóc không đạt yêu cầu; sau cải tiến thiết bị bóc, tình trạng này không còn là nỗi lo của người sản xuất.
Vì dự án đã kết thúc, nên không thể tiếp tuc hỗ trợ các hộ dân khác trong vùng, hy vọng rằng kết quả này sẽ được các họ sản xuất ván bóc trong vùng học tập, nhân rộng và sản xuất ván bóc từ gỗ rừng trồng Keo và Bạch đàn sẽ ngày càng phát triển.
Nguyễn Quang Trung
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024, Chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2024)
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
Các tin khác
- Phát triển giống lâm sản ngoài gỗ - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Thông báo về việc tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 - Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
- Chuyển rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn – Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Toàn Thắng