Hiệu lực bảo quản tre của thuốc PBB và CMM

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản

 

Thuốc bảo quản là một mắt xích quan trọng trong kỹ thuật bảo quản lâm sản. ở nước ta, hai loại thuốc PBB và CMM được sử dụng rộng rãi để bảo quản gỗ, trong đó PBB là thuốc muối tan trong nước và CMM là thuốc dầu. Các loại thuốc này có hiệu lực cao chống lại các sinh vật hại gỗ mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của gỗ cũng như chất lượng trang sức bề mặt trong gia công chế biến.

Tre là loại lâm sản dễ bị các sinh vật phá hoại hơn hẳn so với gỗ. Để đảm bảo hiệu quả bảo quản tre của thuốc PBB và CMM, cần có bước khảo nghiệm để xác định nồng độ và lượng thuốc thấm tối thiểu có hiệu lực bảo quản. Các kết quả khảo nghiệm sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật bảo quản tre.

I. Thí nghiệm

1.1. Nguyên liệu thí nghiệm:

Tre: Luồng ( Dendrocalamus membranaceus Munro), 3 tuổi

Thuốc bảo quản:

+ Thuốc PBB: nồng độ dung dịch thuốc trong khảo nghiệm là 1%, 3%, 5%, 7%.

+ Thuốc CMM: Dùng nguyên dạng.

Gốc nấm thử :

+ Nấm hương chân ngắn ( Pleurotus otreatus ), ký hiệu là nấm Po

+ Nấm gây mục ( Deadalea elegans ), Ký hiệu là nấm De

+ Nấm gây biến màu ( Aspergilus niger), ký hiệu là nấm Ni

Loài mối: mối gỗ ẩm ( Coptotermes formosanus )

1.2. Quy cách mẫu

Mẫu khảo nghiệm hiệu lực thuốc với nấm có kích thước: 50 x 25 x t ( mm)

Trong đó: t là chiều dày thành tre và kích thước dài nhất lấy dọc theo thớ tre.

Mẫu được lấy ở phần giữa cây, số lượng mẫu để khảo nghiệm một nồng độ thuốc cho một gốc nấm là 9 mẫu, gồm 6 mẫu tẩm thuốc và 3 mẫu đối chứng.

Mẫu khảo nghiệm hiệu lực thuốc với mối có kích thước: 100 x 30 x t ( mm)

Trong đó: t là chiều dày thành tre và kích thước dài nhất lấy dọc theo thớ tre.

Mẫu được lấy ở phần giữa cây, số lượng mẫu để khảo nghiệm một nồng độ thuốc là 15 mẫu, gồm 9 mẫu tẩm và 6 mẫu đối chứng.

1.3. Phương pháp xử lý mẫu

Mẫu được tẩm thuốc theo 2 phương pháp:

Phương pháp nhúng: mẫu được nhúng chìm trong dung dịch thuốc 10 phút, vớt mẫu và để khô tự nhiên.

Phương pháp chân không: Đặt mẫu vào bình chứa dung dịch thuốc, rút chân không, duy trì độ sâu chân không 650 mmHg trong thời gian 30 phút. Vớt mẫu và để khô tự nhiên.

Mẫu đối chứng được phơi khô tự nhiên, tránh mốc, mọt trước khi khảo nghiệm.

1.4. Phương pháp khảo nghiệm:

Tiến hành theo quy trình khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản lâm sản đối với nấm và mối do Phòng nghiên cứu Bảo quản lâm sản xây dựng.

Hiệu lực của thuốc bảo quản đối với nấm được đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên 3 chỉ tiêu so sánh giữa mẫu tẩm thuốc và mẫu đối chứng:

Tỉ lệ % diện tích bề mặt mẫu bị biến màu

( TBM)

Tỉ lệ % diện tích mẫu bị mục mềm ( TMM)

Tỉ lệ % hao hụt khối lượng của mẫu ( THH )

Tổng hợp số điểm của 3 chỉ tiêu, công thức thuốc nào đạt 3 điểm là thuốc tốt, đạt 4-6 điểm là thuốc có hiệu lực trung bình và đạt lớn hơn 6 điểm là công thức thuốc xấu.

Đánh giá hiệu lực của thuốc với mối bằng cách cho điểm dựa trên ba chỉ tiêu so sánh giữa mẫu tẩm thuốc và mẫu đối chứng:

Phần trăm mẫu có vết mối ăn ( TV )

Phần trăm mẫu có vết mối ăn rộng ³1 cm2 (TVR )

– Phần trăm mẫu có vết mối ăn sâu ³1 mm ( TVS)

Tổng hợp số điểm của ba chỉ tiêu trên, nếu đạt từ 3 — 4 điểm là công thức thuốc có hiệu lực tốt, đạt từ 5 — 7 điểm là công thức có hiệu lực trung bình, đạt 8 — 9 điểm là thuốc có hiệu lực xấu.

Bảng 1. Hiệu lực bảo quản tre của thuốc PBB và CMM đối với nấm

Lo¹i

thuèc

Nång

®é

Ph­¬ng ph¸p tÈm L­îng thuèc thÊm (kg/m3) Gèc nÊm §iÓm ®¸nh gi¸ KÕt luËn vÒ hiÖu lùc thuèc
TBM TMM THH Tæng hîp
PBB 1% Nhóng 0,52 Po 2 2 3 7 XÊu
De 2 2 2,5 6,5 XÊu
Ni 2 1,7 1,9 5,6 Trung b×nh
Ch©n kh«ng 1,71 Po 1 1 2 4 Trung b×nh
De 2 1 2 5 Trung b×nh
Ni 1 1 1,5 4 Trung b×nh
3% Nhóng 1,58 Po 1 1 2 4 Trung b×nh
De 1 1 2 4 Trung b×nh
Ni 1 1 1,7 3,7 Trung b×nh
Ch©n kh«ng 5,13 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt
5% Nhóng 2,63 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt
Ch©n kh«ng 8,55 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt
7% Nhóng 3,69 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt
Ch©n kh«ng 11,97 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt
CMM Nhóng 55,63 Po 1 1 1 3 Tèt
De 1 1 1 3 Tèt
Ni 1 1 1 3 Tèt

 

B¶ng 2. HiÖu lùc b¶o qu¶n tre cña thuèc PBB vµ CMM ®èi víi mèi

Lo¹i thuèc Nång ®é Ph­¬ng ph¸p tÈm L­îng thuèc thÊm

(Kg/m3 )

§iÓm ®¸nh gi¸ KÕt luËn vÒ hiÖu lùc thuèc
TV TVR TVS Tæng hîp
PBB 1% Nhóng 0.26 3 3 3 9 XÊu
Ch©n kh«ng 1.01 1 1 1 1 Tèt
3% Nhóng 0.84 2 2 2 6 Trung b×nh
Ch©n kh«ng 3.22 1 1 1 3 Tèt
5% Nhóng 1.47 1 1 1 3 Tèt
Ch©n kh«ng 4.44 1 1 1 3 Tèt
7% Nhóng 2.65 1 1 1 3 Tèt
Ch©n kh«ng 8.9 1 1 1 3 Tèt
CMM Nhóng 30.67 1 1 1 3 Tèt
II. Ket qua

 

Số liệu của bảng 1 cho thấy tre được bảo quản bằng thuốc PBB nồng độ dung dịch 1% không đảm bảo hiệu lực chống nấm. Khi sử dụng dung dịch thuốc 3%, với phương pháp nhúng có lượng thuốc thấm trung bình 1,58kg/m3 thuốc được xếp loại có hiệu lực trung bình, nhưng với phương pháp tẩm chân không, lượng thuốc thấm trung bình là 3,22 kg/ m3 đạt hiệu quả bảo quản tốt. Thuốc PBB sử dụng ở dụng dịch nồng độ 5 – 7 % đạt hiệu quả tốt.

Thuốc CMM với lượng thuốc thấm 55,6 kg/m3 có hiệu lực chống nấm tốt.

theo phương pháp nhúng và đạt hiệu lực tốt hơn hẳn. Thuốc PBB sử dụng ở dụng dịch nồng độ 5 — 7 % đạt hiệu quả chống mối tốt. Điều đó có nghĩa là với lượng thuốc thấm vào tre lớn hơn 1kg/m3 sẽ đảm bảo hiệu lực phòng chống lại sự phá hoại của mối.

Thuốc CMM với lượng thuốc thấm 30.67 kg/m3 có hiệu lực chống mối rất tốt.

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm hiệu lực bảo quản tre của thuốc PBB và CMM chống lại nấm và mối, chúng tôi có nhận xét như sau:

– Thuốc PBB: Khi ngâm tẩm tre bằng các phương pháp tẩm có độ thấm sâu và lượng thuốc thấm lớn như phương pháp ngâm thường, ngâm nóng lạnh, chân không hoặc chân không áp lực ở thì có thể sử dụng thuốc với nồng độ tối thiểu là 3%. Với các phương pháp bảo quản bề mặt như phương pháp nhúng, phun, quét nồng độ thuốc sử dụng tối thiểu từ 5% trở lên.

– Thuốc CMM: thuốc có hiệu lực phòng nấm và mối rất tốt. Loại thuốc này thích hợp với những phương pháp bảo quản có lượng thuốc thấm và độ sâu thấm thuốc nhỏ như các phương pháp nhúng, phun, quét.

3. Kết luận

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định thuốc bảo quản PBB và CMM có hiệu lực phòng nấm và mối hại tre rất tốt. Hai loại thuốc này đảm bảo được yêu cầu về an toàn môi trường nên hiện nay đã phép được sử dụng ở Việt Namđể bảo quản lâm sản. Với nguồn nguyên liệu sẵn có, thuốc PBB và CMM hoàn toàn có khả năng sản xuất được trong nước với khối lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu bảo quản tre ngày càng tăng. Kết quả khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm trên đây đã xác định được nồng độ thuốc và lượng thuốc thấm tối thiểu đảm bảo hiệu qủa bảo quản tre. Để đánh giá sự ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố sinh vật và phi sinh vật đến hiệu lực của thuốc, cần tiếp tục khảo nghiệm hiệu lực bảo quản tre của hai loại thuốc trên tại bãi thử tự nhiên.

Summary

Effectiveness in bamboo preservation of wood preservation PBB and CMM.

After exploitation bamboo culms are easily attacked by insects and fungi. Wood preservatives PBB and CMM were tested for their effectiveness in bamboo preservation against fungi and termites with treatment process developed by the Division for forest products preservation. Results of the test allow determination rate of each preservative in respective treatment method to ensure effectiveness in bamboo preservation.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]