Phạm Thành Trang, Nguyễn Thị Thu
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Thành phần tre nứa tại Vạn Mai khá phong phú. Tại khu vực nghiên cứu có 8 loài tre nứa, thuộc 5 chi với hai dạng thân ngầm là mọc cụm và mọc tản. Trong đó có 5 loài phân bố tự nhiên. Nhiều loài có tiềm năng kinh tế do có thành tre dày, lóng dài, măng to và ngon. Tre nứa được người dân địa phương sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dựng, đan lát, thức ăn,… Đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để phát triển nguồn tài nguyên này để tre nứa thực sự là nguồn tài nguyên mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân địa phương.
Từ khóa:Giải pháp, hiện trạng, tre nứa, Vạn Mai
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vạn Mai là xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình nơi có nhiều loài tre nứa mọc tự nhiên, nguồn tài nguyên này đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng; kỹ thuật trồng, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này chưa được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người dân chưa thấy rõ giá trị của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bài viết này trình bày thực trạng và giải pháp để phát triển tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
- Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa PP (Polypropylen) đến tính chất Composite gỗ nhựa
- Thành phần loài mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo