Nguyễn Văn Thịnh, Bùi Thanh Hằng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sóc Sơn là một huyện có quỹ đất Lâm nghiệp nhiều nhất của thành phố Hà nội. Để có cơ sở trong việc xây dựng các dự án phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2007 – 2015 của huyện, thành phố Hà nội đã giao cho Chi Cục Kiểm lâm tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng để thấy hết tiềm năng và định hướng phát triển rừng trong những năm tới.
Từ khoá: huyện Sóc Sơn, hiện trạng rừng và đất rừng, tình hình sử dụng rừng và đất rừng.
MỞ ĐẦU
Sóc Sơn là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, vùng đồi núi với hàng ngàn ha rừng có vai trò quan trọng bảo vệ, môi trường làm đẹp cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần của người dân, khách du lịch trong và ngoài nước khi tới Hà Nội. Rừng Sóc Sơn còn có chức năng giữ và điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hiện tại Sóc Sơn có quỹ đất lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loài cây trồng và vật nuôi có giá trị, đây chính là tiềm năng để phát triển kinh tế, nhằm xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho nhân dân trong vùng.Là một vùng ngoại thành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng ngày càng cao, do đó công tác quản lý, bảo vệ rừng đòi hỏi cần có những giải pháp khả thi và hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó công tác rà soát, điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng cũng như đất rừng cần phải sớm được triển khai.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 tỉnh Thái Bình
- Tái sinh cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống tại xã Nậm Lầu, Tỉnh Sơn La
- Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia Ba Vì
- Động thái cấu trúc của rừng tự nhiên Kon Hà Nừng
- Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam