Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giới thiệu tóm tắt luận án của NCS Đinh Thanh Giang về đề tài: Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục và phát triển rừng ngập mặn. Chuyên ngành: Đất lâm nghiệp; Mã số: 62 62 60 15.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:
1) Rừng trồng Đước Vòi tại Quảng Ninh tăng trưởng ∆D00/năm từ 0,35-0,68cm, ∆H/năm từ 0,18m-0,36m, cao nhất ở trên lập địa thịt nhẹ và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát. Rừng trồng Vẹt dù tăng trưởng ∆D00/năm từ 0,64-0,74cm, ∆H/năm đạt từ 0,20m-0,36 m, cao nhất ở trên lập địa sét mềm và thấp nhất ở trên lập địa cát. Rừng Bần chua trồng ở Hải Phòng: ∆D00/năm từ 0,68- 2,01 cm, ∆H/năm đạt từ 0,45 m-0,86 m, cao nhất ở trên lập địa thịt trung bình và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát.
2) Đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh có pHKCl từ 3,42-6,61, phèn tiềm tàng yếu, SO4-2 từ 0,33-0,68 %. Hữu cơ thấp, biến động từ 2,03-3,26% %, N tổng số nghèo <0,15%. P2O5 tổng số nghèo từ 0,021-0,049 %,K2O tổng số khá hoặc giầu, từ 0,21-0,46 %. Đất ngập mặn ven biển Hải Phòng có pHkcl từ 6,2-7,5. SO42- từ 0,03-0,17%. Hữu cơ tổng số mức trung bình đến giàu từ 0,58-4,03%.N tổng số ở mức nghèo từ 0,012-0,126%. P2O5 ở mức nghèo từ 0,012- 0,095%. K2O ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,08- 3,71%.
3) Vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng có 3 loại đất ngập mặn chính là: Loại I: Đất ngập mặn chua mạnh và mặn nhiều; Loại II: Đất ngập mặn chua và mặn trung bình; Loại III: Đất ngập mặn chua yếu và mặn ít. Đề tài đã sử dụng 6 tiêu chí để phân chia lập địa ngập mặn là: Loại đất ; Hiện trạng sử dụng đất; Độ sâu ngập triều; Độ thành thục, Độ mặn,Thành phần cơ giới và ứng dụng thử nghiệm xây dựng bản đồ lập địa ngập mặn tỷ lệ 1/10.000 cho xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
(4) Trồng rừng ngập mặn bằng cây con có bầu > 12 tháng tuổi trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang đạt tỷ lệ sống cao hơn từ 20-30% so với trồng bằng trụ mầm và có thể sử dụng 5 loài cây là Bần chua, Trang, Đước vòi, Vẹt dù , Mắm biển để trồng phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng.
Chi tiếluận án và tóm tắt luận án xem tại đây:Tom tat_Luan an_2016
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở Dự án khuyến nông Trung ương “Phục hồi rừng luồng thoái hoá”
- Đăng ký tham gia Hội nghị toàn cầu của Hiệp hội quốc tế về mô hình hóa sinh thái 2016 từ ngày 8-12 tháng 5 năm 2016 tại Hoa Kỳ
- Thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016
- Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước
- Học bổng Chính phủ Australia tuyển sinh 2016/niên học 2017