Trong khuôn khổ triển khai dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái” thuộc Chương trình: Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng là đơn vị tư vấn và chuyển giao công nghệ. Sáng ngày 20/8/2022 tại Nhà máy sản xuất của Công ty Cổ phần Netma tại Yên Bái, Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng đã tổ chức lớp Đào tạo, tập huấn và chuyển giao ứng dụng Quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ sinh học từ phế liệu gỗ rừng trồng sau chế biến cho Cán bộ, công nhân viên Công ty. Lớp tập huấn được tổ chức với mục đích chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn và nâng cao hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn nông thôn miền núi.
Đại biểu và cán bộ kỹ thuật tham gia lớp tập huấn
Tham dự buổi tập huấn, về phía Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng có TS. Bùi Duy Ngọc – Viện trưởng cùng đoàn cán bộ chuyên gia của Viện. Về phía Công ty Cổ phần Netma tại Yên Bái có Ông Đinh Văn Thi – Giám đốc Công ty cùng các cán bộ, công nhân của nhà máy.
Phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn, ông Đinh Văn Thi – Giám đốc nhà máy đã rất vui mừng và chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng đã chuyển giao Qui trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ cho nhà máy. Việc áp dụng qui trình công nghệ vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy mà còn đóng góp không nhỏ cho việc tổ chức quản lý, vận hành trong sản xuất của Công ty. Đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếu của qui luật phát triển, do đó việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới là yêu cầu không thể thiếu của doanh nghiệp, mong rằng các đơn vị nghiên cứu phát huy hơn nữa vai trò và chức năng nhiệm vụ của mình để có thể chuyển giao được ngày càng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Lớp tập huấn này được tổ chức với mục đích đem lại những kiến thức cơ bản, tổng quát cho học viên của Công ty về qui trình công nghệ mới trong sản xuất viên nén sinh học từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ rừng trồng, qua đó giúp người học lắm rõ không chỉ bước công nghệ do mình đảm nhận mà còn lắm bắt được tổng quan toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất viên nén gỗ.
Giảng viên của lớp tập huấn là TS. Nguyễn Thanh Tùng, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong chế biến gỗ của Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng. Tại buổi tập huấn, TS. Tùng đã truyền đạt đến các học viên về 2 chủ đề chính cấp thiết và qua trọng đối với nhà máy trong giai đoạn hiện nay: 1- Quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ từ phế liệu gỗ rừng trồng; 2- Quy định về vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị và an toàn lao động trong sản xuất viên nén gỗ. Tham gia lớp tập huấn là cán bộ kỹ thuật viên và công nhân nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Netma tại Yên Bái.
Cấp Giấy chứng nhận cho các kỹ thuật viên nhà máy
Lớp tập huấn diễn ra sôi nổi, thảo luận tích cực với nhiều câu hỏi, trao đổi về những tồn tại và thắc mắc trong một số khâu sản xuất của nhà máy. Các học viên chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm sáng tạo và những giải pháp khắc phục khó khăn phát sinh trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất viên nén gỗ. Các học viện đánh giá cao các nội dung được trình bày trong buổi học và mong muốn thời gian tới đây nhà máy sẽ tổ chức thêm nhiều hơn nữa các lớp tập huấn chuyên sâu, chi tiết và cụ thể về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm trong vận hành tổ chức sản xuất.
Kết thúc lớp tập huấn, TS. Bùi Duy Ngọc – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng đã trao Giấy chứng nhận tham gia tập huấn cho các kỹ thuật viên của nhà máy.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông báo kết quả thi tuyển viên chức Vòng 1
- Hội thảo hưởng ứng Nghị quyết của Liên hợp quốc “Kỷ niệm năm 2022 là năm Quốc tế khoa học cơ bản vì phát triển bền vững”
- Nghiên cứu sinh Lưu Thế Trung bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Hội thảo Tham vấn Bộ tiêu chí đánh giá, phân cấp mức độ suy thoái đất lâm nghiệp cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc
- Khai trương Gian hàng Nội thất và mỹ nghệ của Trung tâm chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng