Ngày 11/8/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Quốc gia Con người và Sinh quyển (MAB), Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam (Geopark Việt Nam) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững – chia sẻ kinh nghiệm của các khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên địa chất toàn cầu của Việt Nam”;
Năm 2022 được Liên hợp quốc chọn là năm Khoa học cơ bản với chủ đề là “Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững” nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với phát triển bền vững của toàn xã hội. Để thiết thực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Nghị quyết của LHQ “Kỷ niệm năm 2022 là năm quốc tế khoa học cơ bản vì phát triển bền vững”, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp Ủy ban Quốc gia Con người và Sinh quyển (MAB), Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam (Geopark Việt Nam) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo với mục đích: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo và cán bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam, đại diện các Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn tầu của Việt Nam và đông đảo các nhà khoa học, các đại biểu quan tâm.
Chủ trì và phát biểu khai mạc hội thảo gồm có GS. TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đại diện Đơn vị chủ nhà; GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’ thuộc UNESCO; TS. Lê Yên Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Tự nhiên và Nhân văn, Bộ KH&CN.
Tại buổi hội thảo các nhà khoa học đã trình bày các báo cáo tham luận về ý tưởng sử dụng khoa học cơ bản để ứng dụng vào sự nghiệp PTBV của địa phương, quốc gia. Một số bài học kinh nghiệm đã được nêu ra thảo luận và một số khó khăn, thách thức cũng được chia sẻ để các đại biểu hội thảo sẽ tập trung làm rõ phương hướng mục tiêu cũng như phương pháp luận và phương pháp thực hiện để rút kinh nghiệm trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp PTBV của đất nước.
Các đại biểu tham gia Hội thảo đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu và khẳng định việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đời sống của cộng đồng toàn xã hội. Các chuyên gia đã thảo luận hướng tới việc phổ biến các kiến thức từ khoa học đến thực tiễn tại nước ta về khoa học cơ bản trong bảo vệ môi trường.
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024, Chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2024)
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
Các tin khác
- Nghiên cứu sinh Lưu Thế Trung bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Hội thảo Tham vấn Bộ tiêu chí đánh giá, phân cấp mức độ suy thoái đất lâm nghiệp cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc
- Khai trương Gian hàng Nội thất và mỹ nghệ của Trung tâm chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mã số: ĐTĐL.XH-04/18