Trần Việt Trung
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được một số thành quả và có ý nghĩa thiết thực góp phần cung cấp tư liệu cũng như là cơ sở dữ liệu cho công tác dự báo thị trường lâm sản trong giai đoạn tới.
Kết quả 2 năm nghiên cứu và đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn 12 tỉnh, thành (trong đó 8 tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và 4 tỉnh phía Bắc). Trong bài viết này đưa ra một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Thực trạng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 đã thể hiện các ưu điểm theo xu hướng như: Tổng cung, tổng cầu đều tăng trưởng khá nhanh; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ngày càng mở rộng ra nhiều thị trường chính, khó tính, tiềm năng; giảm xuất thô đáng kể; tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để tăng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu đã được chú ý, hệ thống doanh nghiệp chế biến lâm sản ngày càng phát triển, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ cũng như năng lực cạnh tranh ngày càngphù hợp với xu hướng phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế: Thị trường phát triển thiếu đồng bộ; quy hoạch trồng rừng nguyên liệu chưa tổng thể; điều kiện phát triển thị trường còn bất cập nhất là chính sách, khoa học và công nghệ, quản lý Nhà nước; hiệu quả thị trường còn thấp; bảo vệ rừng và môi trường chưa tốt.Nhiều luật và chính sách có tác động tích cực đến việc phát triển thị trường, song mức tác động vẫn còn khiêm tốn, thậm chí có lúc, có nơi còn là “lực cản”:
Các chính sách phát triển kinh tế thị trường vẫn đang bộc lộ rất rõ nét sự thiếu thống nhất và không rõ ràng dẫn đến những bất cập trong chính sách đầu tư, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Một số luật mới ban hành gần đây như Luật đầu tư, Luật canh tranh, Luật Doanh nghiệp chưa thực sự có hiệu lực do chưa có đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật.Việt Nam hiện đang thiếu hệ thống chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm, thiếu chế tài để điều chỉnh sự sử dụng lâm sản theo hướng bền vững hay kết hợp hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Hệ thống chính sách kiểm soát việc tiêu thụ và chế biến gỗ lậu còn yếu kém. Các chính sách và chiến lược phát triển hệ thống chế biến, đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu chưa phù hợp với thực tế phát triển thị trường.
Từ khóa: Thị trường lâm sản,Chính sách đầu tư và phát triển.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thị trường từng quốc gia ngày càng trở nên thống nhất, thông suốt và phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thị trường quốc gia tất yếu phải phù hợp với xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thị trường lâm sản của Việt Nam ngày nay cũng vậy, nó là bộ phận hữu cơ trong hệ thống thị trường của đất nước, hướng ngoại, cạnh tranh và hợp tác để phát triển bền vững.
Trong vài năm gần đây thị trường lâm sản Việt Nam đã phát triển khá sôi động, đặc biệt là xuất khẩu đồ gỗ, có mức tăng trưởng rất nhanh (>30%/năm). Nhu cầu gỗ nguyên liệu cũng vì thế mà tăngnhanh, vì vậy cần phải nhập khẩu và mở ra thị trường cung cấp gỗ lớn nội địa. Tuy nhiên Việt Nam cũng còn trong tình trạng sơ khai về thị trường nói chung và thị trường lâm sản nói riêng, nên còn kém lợi thế về nhiều mặt so với các nước. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng thị trường lâm sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tìm hiểu xu hướng phát triển thị trường lâm sản là một yêu cầu tất yếu vừa có tính cơ bản lâu dài, vừa mang tính cấp thiết trước mắt.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 575-585)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mã số: ĐTĐL.XH-04/18
- Hội thảo Mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng”.
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hiệu quả rừng trồng một số loài cây làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
- Thực trạng rừng trồng sản xuất ở Việt Nam
Các tin khác
- Rừng trồng sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ Việt Nam
- Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế
- Đánh giá một số dự án lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995-2005: Kết quả và khuyến nghị nâng cao hiệu quả dự án
- Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam
- Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ trầm hương