Võ Đại Hải, Trương Tất Đơ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại giữa các hoạt động quản lý rừng của Lâm trường với các yếu tố kinh tế – xã hội của địa phương. Những ưu tiên được đề xuất trên cơ sở của những đánh giá mức độ đáp ứng của từng chỉ số nhằm hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn mặt xã hội.
Từ khoá: Tác động xã hội, Lâm trường Văn Chấn, Quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, Quản lý và phát triển bền vững – là một trong 5 chương trình trọng điểm quốc gia về lâm nghiệp. QLRBV đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó yếu tố xã hội được đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với đời sống hàng chục triệu người dân miền núi, với chủ trương xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.Lâm trường Văn Chấn được thành lập từ năm 1964, sau nhiều lần thay đổi tên, trụ sở và chức năng nhiệm vụ, năm 2007 được chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Văn Chấn. Hiện nay Lâm trường đang xây dựng phương án QLRBV và hướng tới chứng chỉ rừng. Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ củadự án GTZ nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn nói riêng và các Lâm trường có điều kiện tương tự, đánh giá được những tác động xã hội trong quản lý rừng để tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV trong điều kiện và bối cảnh mới.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1
- Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)
- Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống
- Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)
- Ảnh hưởng của kỹ thuật gieo ươm tới sinh trưởng cây con Giổi bắc (Michelia macclurei Dandy)