Ngô Đình Quế
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Hiện nay, việc đánh giá tác động môi trường trong Lâm nghiệp vẫn còn rất ít và hầu như không có. Vì thế Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng đã thực hiện dự án điều tra cơ bản “Điều tra, đánh giá tác động của rừng ở miền Trung và Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp“. Bài báo này là một phần kết quả nghiên cứu của dự án trên. Tác dụng của rừng trong việc điều tiết dòng chảy mặt và chống xói mòn đất là một trong những chức năng quan trọng của rừng phòng hộ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về tác dụng điều tiết dòng chảy và hạn chế xói mòn đất của rừng tự nhiên tại hai lưu vực sông Rào Nậy, tỉnh Quảng Bình và sông Pơ Cô, tỉnh Kon Tum bằng cách sử dụng mô hình SWAT.
Từ khóa: Đánh giá tác động môi trường, rừng tự nhiên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở nước ta các nghiên cứu cơ bản về tác động môi trường của các trạng thái rừng còn rất ít hoặc thiếu. Chính vì vậy các dự án và chương trình trồng rừng từ trước tới nay rất thiếu cơ sở cho việc chọn cơ cấu cây trồng và các phương thức kinh doanh lâm nghiệp, chưa phát huy được chức năng phòng hộ và cải thiện môi trường của rừng, nhiều nơi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và phòng hộ. Từ thực tế đó, đặt ra yêu cầu phải đánh giá đầy đủ mức độ ảnh hưởng của rừng đến môi trường làm căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá môi trường trong lâm nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2003- 2004 trong dự án điều tra cơ bản: “Điều tra, đánh giá tác động của rừng ở miền Trung và Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp“ do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng chủ trì thực hiện.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 355-361)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía Nam
- Thành phần loài sâu bệnh hại rừng Đước, đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu hại chính tại Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại thông
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese)
- Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora piculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ