Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống

Phan Quang Tiến

Trung tâm Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường rừng Nghệ An

Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh

Đại học Quốc gia Hà Nội

TÓM TẮT

Bước đầu điều tra các loài LSNG ở vùng đệm khu BTTN Pù Huống cho thấy nơi đây có tới 609 loài thuộc 423 chi của 143 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Phân tích và đánh giá tính đa dạng sinh học cho thấy có 10 họ giàu nhất với 208 loài chiếm 43,21% và 36 họ có từ 5 loài trở lên với 400 loài chiếm 65,79% và 6 chi có từ 5-8 loài chiếm 6,40% tổng số loài. Tổng số 609 loài LSNG được phân loại thành 9 nhóm công dụng khác nhau, trong đó, nhóm cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 455 loài, tiếp đến nhóm cây ăn được 143 loài bao gồm: 76 loài làm rau và gia vị, 55 loài có quả ăn được và 12 loài cho bột ăn; nhóm cây làm cảnh có 69 loài; nhóm cây thủ công mỹ nghệ có 27 loài, nhóm cây dầu béo có 18 loài, nhóm cây hương liệu 14 loài; nhóm cây cho tanin và nhuộm có 9 loài. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá chiếm 276 loài; tiếp đến sử dụng rễ và củ: 206 loài; thân: 193 loài; cả lá, thân và rễ: 92 loài; quả: 92 loài; vỏ: 45 loài; hạt: 36 loài và 15 loài sử dụng hoa.

Từ khoá: Lâm sản ngoài gỗ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

MỞ ĐẦU

Từ ngày xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng, ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như Lim, Đinh, Sến, Táu, Dổi, Vàng Tâm,… để xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc trang trí ở trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng. Đôi khi những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người; đó là các loài cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm giáp hạt hay những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản vật trên nói theo cách ngày nay gọi là lâm sản ngoài gỗ (LSNG).

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]