Khuất Thị Hải Ninh
Trường Đại học Lâm nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Hường
Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
TÓM TẮT
Khảo nghiệm 10 xuất xứ Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia – Q)do CSIRO củaAustralia cung cấp và 2 giống Tràm gió làm đối chứng có xuất xứ từ Thạnh Hóa – Long An (Cth) và Phú Lộc -Thừa Thiên Huế (Cpl) tại Ba Vì ở giai đoạn 2 năm tuổi cho thấy các xuất xứ Q15 (5km West of Malam PNG), Q16 (Balimo-Wasua Road PNG) và Q23 (Casino, NSW) có sinh trưởng nhanh, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao. Xuất xứ Q15 có hàm lượng tinh dầu 1,19% và 1,8-cineole chiếm tỉ lệ 69,09%; Q16 có hàm lượng tinh dầu 1,09%, và 1,8-cineole chiếm tỉ lệ 64,04%; Q23 có hàm lượng tinh dầu 1,14% và 1,8-cineole chiếm tỉ lệ 71,05%, trong khi các xuất xứ Thạnh Hóa (Long An) và Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) của Tràm gió cùng tuổi có hàm lượng tinh dầu 0,71 và 0,82%, tỷ lệ 1,8-cineole tương ứng là 9,59 và 14,32%.
Xử lý hom xuất xứ Q8 của Tràm năm bằng IBA 1,5% (dạng bột) cho thấy cho tỷ lệ hom ra rễ 93,3% và chỉ số ra rễ cao nhất (26,6), Thời kỳ giâm hom thích hợp nhất là tháng 5 (tỷ lệ ra rễ 80%, chỉ số rễ 32,33).
Từ khóa: Tràm năm gân, Xuất xứ, Nhân giống, Tinh dầu
MỞ ĐẦU
Tràm (Melaleuca sp.) là chi thực vật có đến 230 loài, phân bố chủ yếu ở Australia và một số khu vực thuộc Nam Thái Bình Dương, trong một số loài có khá nhiều xuất xứ, và là nguồn biến dị rất phong phú cho công tác cải thiện giống. Đây là chi có phân bố rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Đa số các loài tràm là cây đa tác dụng: từ lấy gỗ, tinh dầu đến nuôi ong và làm cây cảnh ven đường. Tinh dầu tràm là sản phẩm có giá trị dược phẩm và mỹ phẩm đang được chú ý khai thác. Khả năng cung cấp tinh dầu của tràm phụ thuộc vào từng loài, từng xuất xứ và từng cá thể, cũng như phụ thuộc vào tuổi cây và điều kiện lập địa. Vì vậy, khảo nghiệm giống để chọn các xuất xứ và các cá thể có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao, phù hợp với một số dạng lập địa là hết sức cần thiết.
Năm 2005, Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản đã xây dựng tại Ba Vì-Hà Nội một khảo nghiệm gồm 14 xuất xứ (Q1-Q14) Tràm năm gân (M. quinquenervia (Cav) S.T. Blake) và một số xuất xứ Tràm cajuput của Việt Nam làm đối chứng. Từ khảo nghiệm này đã chọn được hai xuất xứ có hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ 1,8-cineole trong tinh dầu cao là xuất xứ Q4 (Ca78km NE Gympie Qld) vàxuấtxứQ8 (Bribie Island Qld) có hàm lượng tinh dầu tương ứng là 1,79% và 1,86%, tỷ lệ 1,8-cineole tương ứng 75,72% và 78,59% (Lê Đình Khả và cs., 2008). Từ kết quả đó đã chọn được 7 cây trội trong xuất xứ Q4. Năm 2008 Viện tiếp tục xây dựng khảo nghiệm mới, trên cơ sở kế thừa kết quả khảo nghiệm giai đoạn trước, bằng các xuất xứ mới của Tràm năm gân được CSIRO của Australia cung cấp, chỉ sử dụng xuất xứ Q4 và các xuất xứ Phú Lộc và Thạch Hóa của Tràm gió làm đối chứng, nhằm chọn được một số xuất xứ mới có năng suất tinh dầu cao và chất lượng tinh dầu tốt nhất để phát triển vào sản xuất.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Phương pháp ước lượng tham số của hàm Schumacher
- Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Re gừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ
- Cấu trúc sinh khối của rừng trồng Thông ba lá thuần loài tại Lâm Đồng
- Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá thể Thông ba lá ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang