Phùng Nhuệ Giang, Vũ Tiến Hinh
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Phương pháp tính thể tích thân cây đứng dựa vào hình số tự nhiên đã được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, riêng đối tượng rừng tự nhiên ở Tây Nguyên việc nghiên cứu sử dụng hình số tự nhiên f01 để lập biểu thể tích nói riêng và tính thể tích cây đứng nói chung còn ít được đề cập. Từ số liệu điều tra của 1556 cây ngả thuộc 29 loài cây ở Vùng Tây Nguyên, qua phân tích số liệu, thu được một số kết quả chính sau: Hình số tự nhiên f01 của các loài cây nghiên cứu về cơ bản không phụ thuộc vào đường kính, chiều cao và tuân theo luật chuẩn. Giữa đường kính đo ở vị trí một phần mười chiều cao thân cây và đường kính ngang ngực có mối liên hệ theo dạng tuyến tính ở mức rất chặt. Khi xác định thể tích thân cây trên cơ sở hình số tự nhiên f01 thì sai số tổng thể tích của từng loàilớn nhất bằng 3,93%, trung bình là 1,75%, sai số bình quân về thể tích ở cây đơn lẻ nhỏ hơn 10% và sai số lớn nhất về thể tích ở cây đơn lẻ không vượt 10%.
Từ khóa: Hình số tự nhiên, Thể tích cây đứng, Sai số thể tích, Phân bố chuẩn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi lập biểu thể tích cây đứng cho đối tượng rừng trồng và rừng tự nhiên, ngoài phương pháp dựa vào phương trình thể tích, phương pháp dựa vào các nhân tố cấu thành thể tích cũng hay được vận dụng. Các nhân tố cấu thành thể tích bao gồm: đường kính, chiều cao và hình số, trong đó hình số tự nhiên được vận dụng phổ biến nhất so với các loại hình số khác.Việc xác định thể tích thân cây đứng thông quahình số tự nhiên f01 đã được ứng dụng rộng rãi và nổi bật là các công trình nghiên cứu của Đồng Sĩ Hiền (1974) [1] về lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho đối tượng rừng tự nhiên Việt Nam, Vũ Nhâm (1988) [4] về lập biểu sản phẩm gỗ mỏ cho rừng Thông mã vĩ vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [ 3]về lập biểu sản phẩm cho rừng Thông ba lá, Vũ Tiến Hinh (2000) [2] về lập biểu sản lượng rừng Quế ở Văn Yên, Yên Bái. Riêng đối tượng rừng tự nhiên ở Tây Nguyên việc nghiên cứu sử dụng hình số tự nhiên f01 để lập biểu thể tích nói riêng và tính thể tích cây đứng nói chung còn ít được đề cập. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sử dụng hình số tự nhiên f01 để tính thể tích cho một số loài cây khai thác chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn ở các luân kỳ sau
- Thực trạng gây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở tỉnh Cao Bằng
- Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec) ở Lâm Đồng
- Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế
- Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh