Ngô Đình Quế
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tính chất đất dưới rừng tự nhiên và rừng trồng Sao đen (Hopea odorata) tại vùng Đông Nam Bộ, đề tài đã bước đầu đánh giá được một số yếu tố đất đai có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của Sao đen và từ đó đề xuất tiêu chuẩn phân chia độ thích hợp cây trồng làm cơ sở cho việc gây trồng và phục hồi rừng Sao đen ở vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vùng thích hợp cây Sao đen ở Đông Nam Bộ thì diện tích đất rất thích hợp cho cây Sao đen là 29,57%;diện tích thích hợp là 66,33%, diện tích ít thích hợp và không thích hợp rất thấp (3,97% và 0,13%), có thể thấy rằng đây là vùng thích hợp nhất để phát triển cây Sao đen ở nước ta.
Từ khoá:Độ thích hợp cây trồng, Sao đen
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng cây họ Dầu (Dipterocarpus) trong đó có Sao đen (Hopea odorata) là loài cây quan trọng, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở Đông Nam Á, Malaysia, Inđônêsia, ấn Độ, Thái Lan, Myanma, Việt Nam, Nam Trung Quốc…Ở Việt Nam, cây họ Dầu phân bố rải rác xuất hiện từ Tây Bắc, Tây Nguyên và hội tụ ở vùng Đông Nam Bộ khá tập trung về số loài (36 trong tổng số 42 loài) hình thành các kiểu lá rộng thường xanh, lá rộng nửa rụng lá, ưu thế họ Dầu. Trong nhiều năm, qua diện tích rừng cây họ Dầu bị suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để nhanh chóng phục hồi lại rừng cây họ Dầu, cần thiết phải tiến hành phân chia mức độ thích hợp cây trồng nhằm phục vụ cho quy hoạch vùng trồng hợp lý.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) và gỗ Keo lai (Acacia hybrid) để sản xuất ván dăm
- Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES
- Kết quả nghiên cứu biện pháp cải thiện hệ rễ cây Trám trắng trong giai đoạn vườn ươm
- Bản chất kinh tế của sản xuất lâm nghiệp và tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất
- Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím tại huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên