CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI NGUYÊN LIỆU GIẤY THÀNH RỪNG GỖ CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỈA THƯA

Nguyễn Thanh Minh

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Keo lai (Acacia hybrid) là cây lai giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai mang nhiều đặc tính ưu trội như sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, cải thiện được tính chất của đất…Đặc biệt gỗ Keo lai rất phù hợp cho nguyên liệu giấy, ván nhân tạo… Ở nước ta thời gian qua đã trồng rất nhiều rừng Keo lai ở hầu hết các tỉnh từ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung và cả miền Bắc với mục đích làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy.

Trong những năm gần đây, giá trị các sản phẩm chế biến gỗ ở nước ta tăng mạnh, từ 320 triệu USD năm 2000 lên đến gần 1 tỷ USD năm 2004 và có nhiều triển vọng sẽ gia tăng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên do việc khai thác rừng tự nhiên rất hạn chế nên ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nước ta thiếu nguyên liệu trầm trọng, hàng năm phải nhập khẩu từ 75 vạn đến 1 triệu mét khối gỗ các loại. Do thiếu nguyên liệu nên gỗ rừng trồng đã được tận dụng đưa vào chế biến xuất khẩu. Hiện nay tại thị trường vùng Đông Nam Bộ, gỗ Keo lai hoặc Keo lá tràm có đường kính từ 18cm trở lên có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/m3, cao gần gấp 3 lần so với gỗ nguyên liệu giấy.

Do đó, đưa nhanh gỗ rừng trồng phục vụ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay là vấn đề bức thiết và có ý nghĩa. Giải pháp chuyển hóa một số diện tích rừng trồng Keo lai nguyên liệu giấy thành rừng gỗ công nghiệp là phù hợp trong điều kiện hiện nay. vì vậy, thực hiện thử nghiệm tỉa thưa rừng trồng Keo lai nguyên liệu giấy để chuyển hóa thành rừng gỗ nguyên liệu công nghiệp là bước đầu tìm cơ sở kỹ thuật cho giải pháp trên.

Mục tiêu thí nghiệm tỉa thưa với các cường độ khác nhau của rừng trồng Keo lai là để xem xét tốc độ sinh trưởng và chất lượng của rừng Keo lai sau tỉa thưa. Từ đó đánh giá tiềm năng kinh doanh gỗ rừng trồng tại vùng Đông Nam Bộ.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lâm phần Keo lai trồng bằng cây hom thuần loại, đồng tuổi, mật độ trồng 1660 cây/ha (2x3m), trồng năm 8/1998 trên đất xám phù sa cổ bạc màu ở Bàu Bàng — Bình Dương

1.2.Phương pháp nghiên cứu.

-Phương pháp tỉa thưa: tỉa thưa tầng dưới, một lần. Đối tượng chặt tỉa thưa là những cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh và đường kính nhỏ.

-Xác định mật độ tối ưu ở thời điểm tỉa thưa theo công thức:

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]