Chính sách kinh tế lâm nghiệp nhiệt đới của các nước Trung Phi

Chính sách Lâm nghiệp của các nước Trung Phi chủ yếu dựa trên cơ sở các quyết định Nhà nước (mang tính chất hành chính) và các qui định kỹ thuật (biện pháp quản lý). Cho đến nay, các chính sách này không sử dụng các biện pháp kinh tế (dựa vào nền kinh tế thị trường) như một công cụ để xây dựng các chính sách giá cả đối với tài nguyên rừng, do đó chưa quy định quyền của các chủ rừng tư nhân được bán ra các sản phẩm của họ; chưa điều hành được việc xuất khẩu gỗ tròn và chế biến gỗ trong nước.

Việc tranh luận giữa sử dụng quyết định Nhà nước hay chính sách kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế môi trường. Những vấn đế mới nhất ở đây là việc khảo sát từng trường hợp của hoàn cảnh sử dụng các công cụ kinh tế này. Việc tiếp cận thông tin và các kết quả tiến bộ kỹ thuật tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Ngành lâm nghiệp nhiệt đới dựa theo những tiêu chuẩn này để nghiên cứu kết hợp một cách cơ bản và hài hoà giữa các quyết định của Nhà nước và các chính sách kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Chính sách thuế

Việc tranh luận về luật thuế rừng trước hết đề cập tới hiệu quả của việc phân chia lợi nhuận kinh tế trong quản lý rừng. Các định nghĩa về lợi nhuận kinh tế có thể khác nhau, nhưng nội dung các định nghĩa này đều không tán thành việc kết quả kinh tế lệ thuộc vào các văn bản pháp quy kinh tế và các đặc tính của các xí nghiệp. Một quan điểm dựa vào kinh nghiệm là việc phân biệt kết quả theo kiểu phân chia lợi nhuận kinh tế giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, việc sử dụng các loại thuế khác nhau vì cơ chế cạnh tranh có thưởng phạt. Điều này dẫn đến việc hoạch định một luật thuế môi trường liên quan tới các mục tiêu quản lý rừng nhiệt đới ẩm, đó là việc giảm thiểu các thiệt hại khai thác, quản lý các diện tích rừng và gia tăng giá trị rừng bằng việc chế biến lâm sản.

Chính sách thuế đang thắng thế ở các nước Trung Phi cũng như các nước nhiệt đới khác, đó là chính sách thuế rừng tập trung dưới sự điều hành của ngành Lâm nghiệp trong việc xuất khẩu gỗ tròn. Điều này thể hiện ở cơ cấu thuế đánh giá thấp giá trị nguồn tài nguyên rừng, không khuyến khích các chủ đầu tư trong lĩnh vực khai thác, làm giảm việc khai thác gỗ cũng như chế biến lâm sản và thương mại hoá lâm sản. ý kiến nộp thuế một lần theo diện tích khai thác gặp phải những trở ngại lý thuyết – không đề cập trực tiếp tới các phương thức khai thác và khi thực hiện gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chuẩn tương đương để đồng thời tính giá trị tiềm năng nguồn tài nguyên và tình trạng thị trường.

Việc bán đấu giá quyền khai thác được đưa ra như một giải pháp tình thế, nhưng việc tiến hành gặp phải nhiều trở ngại về chính trị và thực tiễn, hiệu quả của công việc này phụ thuộc vào việc điều hành của Nhà nước. Phí chặt hạ có thể ảnh hưởng phần nào tới phương thức khai thác. ở đây cần có sự đánh giá để xác định chính xác những thiệt hại đối với đất do khai thác gây ra. Thuế xuất khẩu gỗ tròn trước hết dùng để tìm kiếm nguồn tài chính của Nhà nước và là công cụ khuyến khích việc chế biến lâm sản ở địa phương. Việc bán đấu giá quyền xuất khẩu gỗ tròn, dưới hình thức quota – theo từng giai đoạn có thể thay thế loại thuế xuất khẩu này đồng thời phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Luật thuế phân bổ thiết lập quyền của nông dân đối với một phần thuế rừng, nó không đồng nghĩa với việc đặt chỗ tự động cho những người tham gia – chủ thầu, Nhà nước và nhân dân địa phương. Điều này cho phép quản lý kinh doanh trên cơ sở phân chia trách nhiệm và lợi nhuận.

Nhà nước và cơ chế thị trường

Việc thiếu hoặc không cân đối thông tin, sự thay đổi văn bản biện hộ cho việc lựa chọn các hệ thống giải pháp tính thế có tính định hướng trong việc quản lý của ngành Lâm nghiệp, điều mà cơ chế thị trường có thể mang đến. Đôi khi thị trường cung cấp thông tin mua của các chủ thầu về diện tích rừng khai thác, khối lượng gỗ tròn mà hệ thống thông tin thống kê không có đủ. Một số cơ chế kinh tế có hiệu quả trên lý thuyết nhưng các điều kiện kinh tế, chính trị hoặc pháp quy có thể không được tập trung theo cách vận hành của nó. Vì vậy, việc giới thiệu cơ chế kinh tế này yêu cầu một sự nghiên cứu nghiêm túc để đánh giá được tính khả thi của nó. Như vậy, cơ chế thị trường luôn được đóng khung trong một chính sách điều tiết được xác định và thực hiện bởi Nhà nước, vì quy định Nhà nước là cần thiết để kiểm tra việc thực hiện quản lý. Việc can thiệp của Nhà nước nhằm tạo ra sự cạnh tranh cần thiết, để tạo điều kiện cho công cuộc đổi mới, hiệu quả kinh tế và thiết lập các thủ tục điều hành các thị trường để phân bổ quyền khai thác và xuất khẩu tài nguyên rừng. Điều này có nghĩa là Nhà nước phải giành được khả năng điều hành các chính sách kinh tế.

Ngoài ra, việc tổ chức các thị trường theo thủ tục hành chính để phân bổ nguồn tài nguyên còn biểu thị sự điều hành thực sự các cơ chế kinh tế của Nhà nước.

Mai Thành

(Lược dịch từ Tạp chí

Bois et Forêts des Tropiques” No 264/ 2000).

********************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]