Phạm Trọng Nhân Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Duy Quang Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Phản ứng của Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) đối với khí hậu ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã được nghiên cứu bằng phương pháp khí hậu thực vật và niên đại thực vật. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định điều kiện khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của … [Read more...]
Phản ứng của Thông ba lá đối với khí hậu ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và gây trồng loài Lò bo, Xoan mộc và Dầu cát
Trần Hữu Biển, Phan Văn Huống Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ TÓM TẮT Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát là những loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát cho thấy phân bố lâm phần n-D của chúng theo quy luật phân bố giảm, chứng tỏ rừng đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt; loài Xoan mộc, Dầu cát nằm ở nhóm loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành, đây … [Read more...]
Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải – Vĩnh Phúc
Bùi Trọng Thuỷ Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định phương thức kỹ thuật gây trồng, chăm sóc rừng phù hợp cho các loài cây lá rộng bản địa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc. Nghiên cứu được tiến hành với các loài cây lá rộng bản địa: Lim xanh, Lim xẹt, Giổi xanh, Re hương, Sao đen trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ và Thông nhựa tại Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy sinh trưởng của các loài cây bản địa phát triển tốt nhất ở … [Read more...]
Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis Dc.) bằng phương pháp giâm hom
Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Cao Xuân Viên Trung tâm NCTN Lâm sinh Lâm Đồng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng IAA, IBA và NAA với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5% ở dạng bột trong thí nghiệm nhân giống hom Hoàng liên ô rô tiến hành ở 2 thời vụ khác nhau (mùa khô và mùa mưa) tại Đà Lạt cho thấy NAA là chất điều hòa sinh trưởng có tác động tốt nhất đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm là chồi ngọn dạng bánh tẻ lấy từ vườn vật liệu 2-3 tuổi. Thời gian và tỷ … [Read more...]
Đăng bài và đặt mua Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
Kính gửi: Các đơn vị, cá nhân Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp là ấn phẩm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương chấp thuận tại văn bản số 325-CV/TTVH ngày 04/8/2006 và được Bộ Văn hóa Thông tin cấp Giấy phép hoạt động báo chí số 122/GP-BVHTT ngày 14/8/2006. Từ khi được cấp Giấy phép tới nay Viện đã phát hành 4 số / năm và có thể có thêm số đặc san. Các bài được đăng trên Tạp chí có chất lượng cao, được tính điểm công trình khoa học 0,5 điểm (theo quyết định … [Read more...]
Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
Đoàn Đình Tam Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu khảo nghiệm được tiến hành tại 4 tỉnh đại diện cho 4 vùng sinh thái là Sơn La, Bắc Giang, Quảng Trị và Gia Lai với 6 xuất xứ. Mỗi lâm phần, chọn 10-15 cây mẹ có từ 2 năm sai quả trở lên. Các thí nghiệm trồng khảo nghiệm được bố trí với 4 lần lặp, mỗi công thức là một xuất xứ, với 49 cây. Các lần lặp đều đảm bảo đầy đủ các xuất xứ. Bón lót 0,2kg phân NPK tỷ lệ 12:5:10/hố, bón thúc 0,1 kg/hố phân NPK tỷ lệ 12:5:10. Đến … [Read more...]
Đánh giá khảo nghiệm xuất xứ và nhân giống hom Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) tại Ba Vì – Hà Nội
Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hường Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản TÓM TẮT Khảo nghiệm 10 xuất xứ Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia - Q)do CSIRO củaAustralia cung cấp và 2 giống Tràm gió làm đối chứng có xuất xứ từ Thạnh Hóa - Long An (Cth) và Phú Lộc -Thừa Thiên Huế (Cpl) tại Ba Vì ở giai đoạn 2 năm tuổi cho thấy các xuất xứ Q15 (5km West of Malam PNG), Q16 (Balimo-Wasua Road PNG) và Q23 (Casino, NSW) có sinh trưởng nhanh, hàm lượng … [Read more...]
Phương pháp ước lượng tham số của hàm Schumacher
Nguyễn Văn Thêm Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu sự khác biệt về kết quả phân tích và dự đoán quá trình sinh trưởng của cây cá thể bằng hàm Schumacher do ảnh hưởng của phương pháp ước lượng ba tham số và việc chọn lựa tiêu chuẩn dừng hay tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Để làm rõ vấn đề đặt ra trên đây, tác giả đã làm phù hợp số liệu thể tích thân cây Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) 60 tuổi với hàm Schumacher; trong đó các … [Read more...]
Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Re gừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ
Nguyễn Văn Tiến Cục Kiểm lâm Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) là loài cây gỗ lớn, lá rộng thường xanh. Tổ thành loài tầng cây cao của trạng thái rừng IIb ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) có 21-25 loài, trong đó có 4-6 loài ưu thế, gồm Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), Dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis), Kháo (Cinnadenia paniculata), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Sâng (Pometia pinnata), Chẹo (Engelhardtia … [Read more...]
Cấu trúc sinh khối của rừng trồng Thông ba lá thuần loài tại Lâm Đồng
Vũ Tấn Phương, Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vai trò của rừng trong việc hấp thụ carbon, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đang được cộng đồng Quốc tế và Việt Nam rất quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu sinh khối là một yêu cầu khách quan và cấp bách phục vụ cho việc tính toán phát thải và thương mại giá trị hấp thụ carbon của rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Lâm Đồng, nơi rừng trồng Thông ba lá chiếm diện tích lớn. Nghiên cứu tiến hành xác … [Read more...]