Đất làm nương rãy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi

Vũ Long Nguyên phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nambộ. Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đặc biệt là ruộng lúa, màu chiếm tỉ lệ thấp: ở miền núi và trung du Bắc bộ là 13,8% so với diện tích tự nhiên, trong đó đất lúa, màu chỉ có 5,8%( tỷ lệ của toàn quốc là: 28.38% và 12,96%)*.Vì vậy, vấn đề sản xuất và đảm đảo an ninh lương thực cho miền núi vẫn đang đặt ra … [Read more...]

Xác định đặc điểm gỗ tràm bông vàng làm nguyên liệu tạo ván ghép thanh

Nguyễn Trọng Nhân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Cây tràm bông vàng (Acacia auriculiformis) đã được trồng ở nhiều nơi. Trong tương lai, gỗ tràm bông vàng sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến gỗ. Để xác định khả năng sử dụng gỗ tràm bông vàng làm ván ghép thanh, ngoài tính chất bám dính, cần xác định các đặc điểm biến dạng, các khuyết tật, mầu sắc...của nguyên liệu. Bài viết này nêu kết quả xác định mức độ biến dạng thanh gỗ theo chiều dài, chất lượng bề mặt … [Read more...]

Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung

Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng 502.045 ha, chiếm 1.4% diện tích tự nhiên toàn quốc (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1980), tạo thành các dải đất cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển miền Trung, bao gồm các đụn, cồn cát di động, cồn và bãi cát bán di động, bãi cát cố định và bãi ẩm thấp. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ các khu dân cư, … [Read more...]

Xác định cơ cấu cây trồng rừng và các loài ưu tiên cho vùng Tây Nguyên

Trần Văn Con Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới Tây Nguyên là một vùng lâm nghiệp trọng điểm của đất nước, nơi tỷ lệ che phủ của rừng còn khá lớn (57%) và nhiều tài nguyên rừng nhất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quí giá này đang suy thoái cả về chất lượng và số lượng, cần có các biện pháp tác động kịp thời. Việc trồng rừng trong vùng đã bắt đầu từ hơn hai mươi năm nay, nhưng diện tích rừng trồng chưa bù được diện tích rừng tự nhiên bị mất. Trong tổng số khoảng 83 ngàn ha rừng trồng ở Tây Nguyên … [Read more...]

Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng huyện KonPlong, Tỉnh Kon Tum

Phạm Gia Hội Trịnh Đức Nhuần - Vũ Văn Thành* Nghiên cứu điều tra hệ thực vật rừng trong dự án "Nghiên cứu thử nghiệm về kế hoạch điều chế rừng ở huyện Konplong, tỉnh Kon Tum thuộc Tây Nguyên " được tiến hành từ 21/ 3 đến 10/ 5 / 2001. Phương pháp được sử dung là điều tra theo ô tiểu chuẩn điển hình. Vị trí ô tiêu chuẩn được định sẵn trên bản đồ "Land-set " theo từng trạng thái rừng khác nhau, với diện tích là 50x 20m (1000m2), sau đó tiến hành đo đường kính ở 1,30m và chiều cao vút … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng phục hồi rừng tự nhiên lá rộng thường xanh sau nương rẫy ở Tây nguyên

Võ Đại Hải - Trần Văn Con và các cộng tác Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng với tổng diện tích 57.373 km2 và dân số 4.058.512 người (số liệu năm 1999). Đây là vùng đất có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới nắng ấm, mưa nhiều; diện tích che phủ của rừng còn rất lớn với nguồn tài nguyên sinh học phong … [Read more...]

Một số vấn Đề trong quản lý, sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm*

Đỗ Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm là một trong những hệ sinh thái độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế - môi trường - xã hội của rừng ngập mặn và rừng tràm đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn. ở nước ta, các nghiên cứu, dự án trong và ngoài nước đã và đang thực hiện ở vùng rừng ngập mặn và rừng tràm khá đa dạng và … [Read more...]

Bước đầu nghiên cứu phòng trừ cỏ dại ngoại lai xâm hại rừng bằng nấm Colletotrichum truncatum (Schewein) Andrus & Moore

Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nấm Colletotrichum truncatum (Schewein) Andrus & Moore được phân lập từ cây Cỏ bị bệnh. Nuôi cấy thuần khiết nấm trên môi trường dinh dưỡng PDA sau 18 đến 22 ngày, sợi nấm hình thành bào tử vô tính. Sử dụng dung dịch bào tử vô tính với nồng độ 1 x 106 tế bào/ml để nhiễm vào cành và lá cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum) và cây Mai Dương (Mimosa pigra). Sau 48h Cây Cỏ lào và Mai dương đã bị nhiễm bệnh với tỷ lệ … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên đất rừng thoái hoá ở Tử Nê – Tân Lạc – Hoà Bình

Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Quang Khải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trồng rừng bằng các loài cây bản địa lá rộng ở các tỉnh miền núi phía bắc nói riêng và trên cả nước nói chung là chủ trương của Nhà nước. Dự án " Phục hồi rừng thoái hoá bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và nông lâm kết hợp ở miền núi phía Bắc Việt Nam" thuộc chương trình hợp tác môi trường giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN. Kết quả dự án đã xây dựng được 13ha mô hình trồng cây lá rộng bản địa và nông lâm kết … [Read more...]

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng rừng Keo lai 3 năm tuổi

Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh Bình Ngô Văn Ngọc Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Keo lai là một trong những loài cây mọc nhanh và có chu kì kinh doanh tương đối ngắn. Sản phẩm từ cây Keo lai có thể làm nguyên liệu giấy và lấy gỗ nhỡ cho chế biến. Để tận dụng hết giá trị sản phẩm từ cây Keo lai thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí trồng rừng và đảm bảo được năng xuất rừng mong muốn. Kết quả sinh trưởng rừng sau ba năm dưới … [Read more...]

[logo-slider]