Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thục quỳ (Maesopsis eminii. Engl), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai. Rofe), Thúi (Parkia sumatrana. Miq) ở vùng Đông Nam bộ

Nguyễn Thanh Minh Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây mọc nhanh: Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được thực hiện từ khâu gieo ươm đến các biện pháp gây trồng trên 2 loại đất chính trong vùng là đất cát xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, tại Bầu Bàng - Bình Dương và đất Feralit đỏ vàng … [Read more...]

Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông – lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc t

Trần Thị Thu Thủy TÓM TẮT Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở nước ta được tiến hành từ năm 2008-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành hàng Chè, đồ Gỗ gia dụng, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nước ta còn rất yếu; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành hàng rau, quả rất yếu kém; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa … [Read more...]

Thực trạng phát triển cây Dó trầm, Trầm hương và tinh dầu Trầm hương ở nước ta hiện nay

Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hiện nay ở nước ta có 4 loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây, gồm Dó bầu (Aquilaria crassna), Dó gạch (Aquilaria bailloni), Dó bà nà (Aquilaria banaensis) và Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa), nhưng hầu hết diện tích rừng đã trồng đều là loài Dó bầu (Aquilaria crassna), một số rất ít diện tích trồng loài Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa). Diện tích trồng dó trầm trên phạm vi cả nước tính đến tháng 9/2009 có … [Read more...]

Đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển thị trường lâm sản Việt Nam

Trần Việt Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu, đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được một số thành quả và có ý nghĩa thiết thực góp phần cung cấp tư liệu cũng như là cơ sở dữ liệu cho công tác dự báo thị trường lâm sản trong giai đoạn tới. Kết quả 2 năm nghiên cứu và đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn 12 tỉnh, thành (trong đó 8 tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và 4 tỉnh phía … [Read more...]

Rừng trồng sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ Việt Nam

Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 với mức tăng trưởng 30% đạt xấp xỉ 3,3 tỷ USD. Tuy nhiên, sản xuất chế biến gỗ của nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (chiếm tỷ trọng khoảng 80%). Nguyên nhân là nguồn cung gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và khai thác rừng tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu. Đây là bài toán khó trước mắt … [Read more...]

Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế

Lê Quang Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có ba mục tiêu chính: Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động của các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp; Đề xuất phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; Các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích các loại hình tổ chức sản … [Read more...]

Đánh giá một số dự án lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995-2005: Kết quả và khuyến nghị nâng cao hiệu quả dự án

Hoàng Liên Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Việc đánh giá thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của một số dự án lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995 – 2005 có ý nghĩa rất quan trọng cho xây dựng và thực hiện dự án lâm nghiệp nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho phục hồi rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng cường vai trò phòng hộ của rừng, cũng như xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá 6 dự án lâm nghiệp thuộc 2 … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam

Vũ Tấn Phương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đề tài "Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam" được thực hiện từ 2007-2008 bởi Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng nghị định định giá rừng và tiền tệ hoá giá trị của rừng nhằm thúc đẩy các giao dịch kinh tế một cách thuận lợi, góp phần quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.Đề tài nghiên cứu tiến hành trên 3 loại rừng … [Read more...]

Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng

Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn BùiThanh Hằng, Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A Camus) là loài cây gỗ lớn bản địa, đa tác dụng, chúng có phân bố khá phổ biến trong kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh ở Lâm Đồng - Tây Nguyên. Dẻ anh là loài có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt tốt. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp … [Read more...]

Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam

Hoàng Văn Thơi Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật gieo ươm một số loài cây lựa chọn để có thể trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên và có khả năng chịu đựng được sóng và gió biển bao gồm: Trụ mầm và hạt của 6 loài cây lựa chọn là Dà vôi (Ceriops tagal, Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata), Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina) vàSú đỏ (Aegiceras … [Read more...]

[logo-slider]