Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Hoàng Việt Anh Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành trên bốn lưu vực đầu nguồn là sông Cầu - Bắc Kạn, sông Cả - Nghệ An, sông Thạch Hãn - Quảng Trị và sông Đạ Tẻh – Lâm Đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng bộ tiêu chí và xác định quy mô rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) bị suy thoái nghiêm trọng ở các lưu vực lựa chọn. Bộ tiêu chí xác định RPHĐN bị suy thoái nghiêm trọng bao gồm 7 tiêu chí và 23 chỉ số về rừng, … [Read more...]
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng
Hà Thị Mừng Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng TÓM TẮT Dẻ đỏ và Kháo vàng thường phân bố ở những nơi có độ cao 200-500m, độ dốc 10-250, lượng mưa 1.292 - 2.749 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 21,2-23,40C, đất Feralit nâu vàng hoặc nâu sẫm phát triển trên đá sa phiến thạch, đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ nghèo đến giàu. Giá trị IVI của Dẻ đỏ trong các lâm phần nghiên cứu là 3,2 - 6,49/300, của Kháo vàng là 4,9 - 10,33/300. Tỷ lệ che sáng thích hợp cho Dẻ đỏ … [Read more...]
Ảnh hưởng của lập địa khác nhau đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại Lương Sơn – Hòa Bình
Triệu Thái Hưng, Trần Hoàng Quý, Phạm Quang Tuyến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu về tính chất lý hóa học của đất trên hai dạng lập địa đất đồi và đất ruộng ở Lương Sơn, Hòa Bình và ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng của cây Mây nếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) Các tính chất lý hóa của đất ở hai lập địa có sự khác nhau, đất ở lập địa đất đồi có tính chất hóa học tốt hơn so với đất ở lập địa đồng bằng (xét về hàm lượng mùn, nitơ … [Read more...]
Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng 3 loài keo ở Việt Nam
Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng carbon hấp thụ của 3 dạng rừng trồng phổ biến ở Việt Nam là rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định lượng giá trị môi trường và chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng carbon hấp thụ trung bình của lâm phần Keo lai là 68,92 tấn carbon/ha, rừng Keo tai tượng trung bình là 93,04 tấn … [Read more...]
Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam
Trần Văn Con Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sự thành công của quản lý rừng bền vững ở cấp tác nghiệp phải dựa trên sự hiểu biết về các quá trình xảy ra trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên và các phản ứng của chúng đối với các tác động can thiệp. Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được quản lý từ 4 thập kỷ nay nhưng các kiến thức về các quá trình như vậy vẫn rất hạn chế do thiếu các dữ liệu từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV). Có ba vấn đề cần phải dựa vào hệ thống ÔTCĐV để xác … [Read more...]
Kết quả đánh giá sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải, Vĩnh Phúc
Bùi Trọng Thuỷ, Lê Văn Bình Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định phương thức kỹ thuật gây trồng, chăm sóc rừng phù hợp cho các loài cây lá rộng bản địa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc. Nghiên cứu được tiến hành với các loài cây lá rộng bản địa: Lim xanh, Lim xẹt, Giổi xanh, Re hương, Sao đen trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy sinh trưởng của các loài cây bản địa phát triển … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thục quỳ (Maesopsis eminii. Engl), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai. Rofe), Thúi (Parkia sumatrana. Miq) ở vùng Đông Nam bộ
Nguyễn Thanh Minh Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây mọc nhanh: Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được thực hiện từ khâu gieo ươm đến các biện pháp gây trồng trên 2 loại đất chính trong vùng là đất cát xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, tại Bầu Bàng - Bình Dương và đất Feralit đỏ vàng … [Read more...]
Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng
Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn BùiThanh Hằng, Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A Camus) là loài cây gỗ lớn bản địa, đa tác dụng, chúng có phân bố khá phổ biến trong kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh ở Lâm Đồng - Tây Nguyên. Dẻ anh là loài có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt tốt. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp … [Read more...]
Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam
Hoàng Văn Thơi Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật gieo ươm một số loài cây lựa chọn để có thể trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên và có khả năng chịu đựng được sóng và gió biển bao gồm: Trụ mầm và hạt của 6 loài cây lựa chọn là Dà vôi (Ceriops tagal, Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata), Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina) vàSú đỏ (Aegiceras … [Read more...]
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hóa tại Tây Nguyên
Hồ Đức Soa Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới TÓM TẮT Đất bazan thoái hóa là một đối tượng chủ yếu để trồng rừng sản xuất vùng cao nguyên trung phần Việt Nam. Với nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ rừng trồng và lợi ích kinh tế từ việc trồng rừng lấy gỗ đem lại ngày càng nhiều, nên việc rừng trồng đã và đang được mở rộng tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp và nhân dân địa phương. Tuy nhiên do đất đai bị thoái hóa nghèo dinh dưỡng và khí hậu khắc nghiệt cộng tập quán sản xuất quảng … [Read more...]