Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng là loài cây nhập nội được chọn làm cây trồng chính ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Loài cây này được chọn trồng rừng phổ biến như vậy vì chúng có thể sống, sinh trưởng và phát tốt. Hơn nữa, đây cũng là loài cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường về nguyên liệu giấy và dăm xuất khẩu. Tuy nhiên hiện này các loài Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng đã và đang bị các loài sâu gây hại, theo kết quả điều tra của đề tài đã thu được 8 loài sâu hại là sâu 9 chấm, sâu kèn dài, sâu kèn nhỏ, câu cấu xanh lớn, câu cấu nhỏ, cánh cam, châu chấu voi và sâu hại lá trong số đó có 1 loài sâu 9 chấm Phalera grotei gây hại chính cho Keo lá tràm tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Vòng đời của loài sâu 9 chấm Phalera grotei có 4 giai đoạn: Sâu trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Sâu trưởng thành cái dài từ 48 đến 60mm, con đực dài từ 41 đến 53mm, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép màu đen xám, đỉnh đầu có đám lông hơi nhô lên màu nâu, phía trên mắt có 4 cục nhô lên màu trắng, bụng dưới sâu trưởng thành có màu nâu trắng, toàn thân có màu nâu xám. Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 đến tuổi 3 màu xanh nhạt, tuổi 4 đến tuổi 5 màu trắng, tuổi 6 màu xám xanh. Nhộng (Pupa) màu cánh gián sẫm.
Từ khóa: Keo lá tràm, Sâu 9 chấm (Phalera grotei)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo là đối tượng cây trồng chủ lực ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình gây trồng, Keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại các phần của cây. Vấn đề nghiên cứu các loài sâu hại cây Keo ở các nước trên thế giới rất được quan tâm chú trọng. Vì không những chúng ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế mà còn gây ra nhiều thiệt hại về cảnh quan và môi trường xung quanh.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tại công văn số 48/BC-KL, ngày 30 tháng 9 năm 2008, tình hình sâu ăn lá đã xảy ra dịch gây hại nghiêm trọng cho Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai tại tiểu khu 543 thuộc địa bàn thôn Chấp Đông và tiểu khu 545 thuộc địa bàn thôn Bắc Phú xã Vĩnh Chấp, tiểu khu 541, 553T, 542, xã Vĩnh Tú tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, diện tích bị sâu gây hại lên đến 145ha. Kết quả phân loại bước đầu của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cho thấy đây là loài sâu hại mới có tên khoa học là Phalera sp thuộc họ Notodontidae, bộ Cánh vẩy Lepidoptera và một số loài sâu ăn lá khác nữa. Những loài này khác với loài sâu gây hại Keo tai tượng trước đây đã gây ra dịch tại Phú Tho, Tuyên Quang, Yên Bái và Hà Tây (cũ). Loài sâu này có sức phá hại rất lớn, chúng ăn trụi lá ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm chết cây; mật độ nhộng trung bình 200 nhộng/cây. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học và các biện pháp phòng trừ loài sâu này. Chính vì vậy, nghiên cứu một số đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học, giám định tên khoa học và tiến hành thử nghiệm các biện pháp phòng trừ chúng là rất cần thiết.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 364-373)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
Các tin khác
- Bệnh sọc tím cây Luồng và biện pháp phòng trừ
- Tiêu chí phân chia rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng ở Việt Nam
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng
- Ảnh hưởng của lập địa khác nhau đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại Lương Sơn - Hòa Bình
- Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng 3 loài keo ở Việt Nam