1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề: Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các loại rừng được nhiều nước trong khu vực Châu á quan tâm. ở nước ta vấn đề này đã được chú ý nghiên cứu và tiến hành thực hiện tại một số vùng núi và trong một số dự án quốc tế. Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các lọai rừng mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Điều đó xuất phát từ tính cộng đồng cao của các dân tộc thiểu số miền núi, từ những tục lệ, hương … [Read more...]
Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
1. Bối cảnh - Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài nguyên rừng. - Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của … [Read more...]
Hiệu quả kinh tế của việc trồng quế theo phương thức nông lâm kết hợp (Quế + sắn) ở Văn Yên tỉnh Yên Bái
Trần Duy Rương Trần Việt Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Cây Quế (Cinnamomum cassia blunne) là cây đa tác dụng, được trồng ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Quảng Nam… Vỏ quế có vị cay, hương thơm, có nhiều công dụng trong thuốc đông y và có giá trị cao cho xuất khẩu. Thân, rễ cây quế có thể lấy vỏ, lá quế và các bộ phận khác đều có thể trưng cất tinh dầu, gỗ quế có thể dùng làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia dụng khác. Vì thế cây quế được đánh giá cao về khả năng mang lại … [Read more...]
Về quyền sở hữu rừng tự nhiên
Vũ Long Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trong Luật Đất đai 2003, ghi: “ Đất đai thuộc sở hữu tòan dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” ( điều 5); Nhà nước thực hiện quyền định đọat đối với đất đai , trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Theo Hiến pháp quy định thì rừng tự nhiên cũng thuộc sở hữu tòan dân và trong dự thảo Luật BV&PTR, tại khoản 1 điều 6 ghi” Nhà nước sở hữu rừng tự nhiên…”Nhưng theo chúng tôi, tùy cùng là tài nguyên … [Read more...]
Vì sao chính sách về quyền hưởng lợi từ rừng của hộ gia đình, cá nhân (quyết định 178) chậm đi vào cuộc sống?
Vũ Long Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng là môi trường sống quen thuộc từ lâu đời đối với ngươì dân miền núi, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số. Cho đến nay ở nhiều vùng, đời sống của đồng bào còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng, từ đất làm nương rãy, gỗ làm nhà, thực phẩm, cây thuốc chữa bệnh...Rừng đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế tự cấp tự túc của họ. Ngoài ra rừng còn là một bộ phận văn hóa tâm linh của đồng bào, như nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện về văn … [Read more...]
Những thành tựu và hướng nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp đã có những đóng góp cho ngành trong gần 20 năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu bởi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Công sản Việt Nam. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn kinh tế lâm nghiệp cần được trao đổi nghiên cứu tiếp. I. Một số kết quả nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp trong thời gian qua: 1. Nghiên cứu những vấn đề về sắp xếp và tổ chức lại sản xuất. Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chất hành … [Read more...]
Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy
Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới là một thách thức lớn đối với hầu hết các ngành sản xuất của nước ta, trong đó tăng cường sức cạnh tranh của ngành giấy chuẩn bị hội nhập là một ưu tiên cấp bách. Một trong những khâu giúp cho sản xuất giấy có lãi là "bài toán" của nguyên liệu đầu vào, sao cho giảm được giá gỗ nguyên liệu tại cổng nhà máy nhưng phải bảo đảm lợi ích kinh tế cho người trồng rừng. Vì thế, ngành giấy và ngành lâm nghiệp, ngành sản xuất ra các loại cây nguyên liệu cho sản xuất bột … [Read more...]
Một số ý kiến đề xuất về công tác quy hoạch,tổ chức và quản lý vùng đệm hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ hoặc một phần nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong vùng đệm, dẫn tới có sự chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn, gây nên sự lẫn lộn và không rõ ràng giữa tất cả các bên liên quan. Bài báo này đề cập đến vấn đề cấp thiêt hiện nay là phải xây dựng những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm, cơ sở để xây dựng dự án đầu tư vùng đệm và thiết lập Ban quản lý dự án để phối hợp hoạt động giữa các bên liên quan trong công tác quản lý … [Read more...]