Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Các cây trội có sinh trưởng tốt nhất và không bị bệnh trong các rừng trồng bị bệnh đã được tuyển chọn và nhân hom và đưa vào các khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra các dòng kháng bệnh tốt nhất đưa vào trồng rừng. Khảo nghiệm đầu tiên được xây dựng vào năm 1998 với 49 dòng vô tính của 3 loài Bạch đàn (E. brassiana, E. camaldulensis và E. tereticornis) cùng đối chứng là hạt giống E. brassiana. … [Read more...]
Công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996-2010
Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu "Bảo tồn nguồn gen cây rừng" do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Năm mươi ba loài cây lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu; 216 loài/phân loài của 25 … [Read more...]
Nghiên cứu tạo phôi soma Thông nhựa (Pinus merkusii) trong điều kiện invitro
Vương Đình Tuấn, Nguyễn Xuân Cường, Phan Thị Mỵ Lan Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Tạo phát sinh phôi và phôi soma đã đạt được kết quả tốt trên môi trường LVM có bổ sung 2,0mg/l 2,4-D và 3,0 mg/l BA. Trọng lượng tươi của tế bào tiền phôi tăng hơn 3 lần ở tuần đầu trên môi trường có bổng sung 500mg/l glutamine. Đường maltose ở 90g/l kết hợp 80mg/l ABA và 10g/l phytagel tạo phôi soma tốt hơn sucrose ở cùng nồng độ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh cây xanh từ phôi … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống bạch đàn
Trần Hồ Quang, Trần Thanh Trăng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chỉ thị phân tử (RFLP, AFLP, RAPD, Microsatellite) đã được sử dụng trong chọn giống bạch đàn và thu được nhiều kết quả khả quan trên một số hướng chính sau (1) xác định cây cá thể, con lai, (2) đánh giá cấu trúc di truyền quần thể chọn giống, (3) chọn giống dựa trên chỉ thị phân tử cho các tính trạng có giá trị kinh tế (kháng sâu, bệnh, kháng hạn, kháng lạnh v..v..). Trong việc xác định con lai, với 6 chỉ thị … [Read more...]
Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) ở Đông Nam Bộ bằng chỉ thị RAPD và SSR
Vương Đình Tuấn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu đa dạng di truyền giữa 100 cá thể vô tính Keo lá tràm trồng ở Đông Nam bộ đã được tiến hành bằng 33 cặp mồi SSR và 12 mồi RAPD. Kết quả cho thấy biến động di truyền giữa các cá thể là thấp. Kết quả phân tích bằng các mồi RAPD và SSR bằng phần mềm POPGENE cho thấy các cá thể nghiên cứu có thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm cá thể số 70 và 71 (QLD). Nhóm 2 gồm 98 cá thể còn lại. Trong nhóm 2 lại được chia … [Read more...]
Nghiên cứu mối quan hệ di truyển của 12 xuất xứ tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) bằng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp
Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trần Quốc Trọng Viện Công nghệ Sinh học TÓM TẮT Cây tràm bản địa (M. cajuputi)là cây có giá trị kinh tếvà có phân bố từ Bắc đến Nam. Hiện nay, diện tích tràm bản địa (M. cajuputi) giảm rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen và đánh giá đa dạng di truyền các quần thể chọn giống, đề tài đã tiến hành nghiên cứu genome và gen lục lạp của 12 … [Read more...]
Nghiên cứu chọn giống có năng suất, chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2001-2005
Hà Huy Thịnh, Lê Đình Khả, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Đoàn Thị Mai, Trần Hồ Quang Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khảo nghiệm loài/xuất xứ tương đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các loài/xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng tại Việt Nam được thực hiện từ năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm cải thiện chất lượng di truyền của … [Read more...]
Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Khoa học về chọn giống cây rừng bao gồm các khâu nghiên cứu đồng bộ từ khảo nghiệm loài và xuất xứ, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính đến xây dựng các rừng giống và vườn giống. Nghiên cứu nhân giống nhằm cung cấp giống đã được cải thiện (hạt, cây con, cây hom, cây mô) cho sản xuất. Đề tài "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo" đã được Bộ Nông … [Read more...]
Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Giống là khâu cực kỳ quan trọng và là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng, cho dù đó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống cây rừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở. Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm … [Read more...]
Sử dụng phương pháp sinh học phân tử để phát hiện và xác định nấm gây bệnh mục gỗ bạch đàn Eucalyptus obliqua L. Her.
Trần Thanh Trăng Viện Khoa học Lâm nghiệp Viêt Nam TÓM TẮT Phương pháp phát hiện và xác định nấm gây bệnh mục gỗ bạch đàn Eucalyptus obliqua được dựa vào phân tử DNA tách chiết từ 26 mẫu gỗ bạch đàn bị mục thu thập tại Tasmania (Australia). Ri-bô-xôm DNA được khuyếch đại (PCR) bởi cặp mồi điền hình ITS1-F/ITS4 chỉ phát hiện được 18 mẫu có DNA. Trên bản gel cho thấy có 11 mẫu chỉ có 1 dải DNA và 7 mẫu cho nhiều dải DNA. Vùng sao chép nội bộ (ITS) của 11 mẫu được xác định trình tự chuỗi … [Read more...]