Máy băm dăm tre làm bột giấy

Tre là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh, chỉ sau 3 năm kể từ khi trồng là có thể khai thác sử dụng, sau đó năm nào cũng thu hoạch được 30% sản lượng. Hiện nay do áp dụng công nghệ nhân giống bằng hom, nên diện tích và sản lượng tre đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp sản xuất bột- giấy từ nguyên liệu tre, nứa, gỗ rừng trồng. Hiện nay ở nước ta đã có khoảng 200 nhà máy, xí nghiệp sản xuất bột giấy từ tre - nứa hoặc tre phối hợp với gỗ như các nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy … [Read more...]

Xác định tính chất nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm, ghép thanh với Keo và Bạch đàn

Ván dăm và ghép thanh là những loại ván nhân tạo được sử dụng nhiều để sản xuất đồ mộc thông dụng. Ván dăm và ván ghép thanh có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Để tạo ván ghép thanh không phủ mặt, người ta thường sử dụng một số loại gỗ có độ co rút thấp, có khả năng bám dính tốt với keo, lõi giác không phân biệt, mầu sáng đồng đều, có khả năng trang trí bề mặt đẹp, thớ gỗ thẳng, dễ gia công cắt gọt, các thanh ghép ít bị biến dạng do tác động của khí hậu. Trong thực tế sản … [Read more...]

Nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo

Gỗ, tre, nứa là dạng vật liệu tự nhiên có những đặc tính quý báu như độ bền cơ học cao, cách nhiệt, cách âm tốt, dễ gia công và đặc biệt là rất thân thiện với môi trường nên được sử dụng rộng rãi phục vụ cuộc sống của con người. Với mục đích sử dụng ngoài trời, tre gỗ thường được dùng làm tà vẹt trong giao thông vận tải, xây dựng, cột điện, điện thoại, cột cọc vườn ươm... Hiện nay, mô hình kinh tế trang trại ở nước ta phát triển mạnh, hồ tiêu là một trong số cây trồng công nghiệp mang lại giá … [Read more...]

Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotermes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm

Ở Việt Nam mối hại gỗ có khoảng 27 loài. Giống Coptotermes gây hại mạnh nhất và chiếm tới 97% trong các công trình xây dựng, chúng phá hoại nghiêm trọng các công trình xây dựng, kho tàng ... kỹ thuật diệt mối theo phương pháp lây nhiễm rất độc đáo và hữu hiệu nhưng vẫn phải sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học. Các loại thuốc này hiện đang không được phép sử dụng. Thay thế thuốc chống mối nói riêng và thuốc bảo vệ thực vật nói chung, có nguồn gốc hoá học bằng chế phẩm vi sinh là điều mong ước … [Read more...]

Nghiên cứu tỉ lệ hàm lượng tinh dầu có trong các thành phần (lá, nhánh, thân, vỏ, rễ) cây Trầm hương (Dó bầu) Aquilaria classna Pierre 20 năm tuổi trên vùng đảo Phú Quốc – Việt Nam

TS. Thái Thành Luợm GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang SV. Thái Bình Hạnh Phúc Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Trầm hương(dó bầu) có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre thuộc họ Trầm hương (Thymeleaae), bộ Trầm hương (Thymeleales), phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, nhiều nhất là Gia Lai, Kon Tum, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ở Phú Quốc, Hòn Chông - Kiên Giang và vùng đồi núi An Giang. Do đặc tính quí hiếm của loài cây nên người ta săn … [Read more...]

Quy chế mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam

(Bổ sung Bản quy chế ban hành ngày 25/2/2004) Phần I :Tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động 1.1. Tên gọi tổ chức: Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam NTFP Network (Vietnam Non-timber Forest Products Network).Mạng lưới LSNG Việt Nam là tổ chức không lợi nhuận, tự nguyện của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có quyền lợi, nghĩa vụ, hoặc quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất, chế biến, thị trường, chính sách xã hội về LSNG ở … [Read more...]

Kỹ thuật gây trồng, khai thác vỏ quế

Kỹ thuật gây trồng, khai thác vỏ quế 1. Kỹ thuật lâm sinh và gây trồng. Cây quế trong rừng tự nhiên th­ờng mọc hỗn giao với nhiều cây lá rộng như­ re, sau sau, kháo, nhội, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa... Lúc còn nhỏ cây quế cần có che bóng thích hợp mới sinh trư­ởng phát triển tốt đ­ợc, như­ng lớn lên là cây ­ưa sáng hoàn toàn. Những cây quế trong rừng có đủ ánh sáng đều cho vỏ dày nhiều dầu, năng suất vỏ cao và chất lư­ợng vỏ tốt. Cây quế trồng sau 8-10 năm thì bắt đầu ra hoa kết quả, quế ra hoa vào … [Read more...]

Cây dừa, cây của mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững

1. Diện tích trồng dừa tại Việt nam Theo thống kê của Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC-1991) tính đến năm 1989 Việt Nam có 333.000 ha dừa, đạt sản lượng 1.200 triệu quả. Theo thống kê của tổ chức FAO (2004) thì diện tích dừa cả nước chỉ còn 153.000 ha. ở Việt Nam cây dừa là cây của tiểu điền, được trồng thành vườn hay trồng ở ven lộ, ven mương, trồng trên đất thổ cư... với mật độ cao (cây cách nhau 5-6m), ít khi được chăm sóc đầy đủ. Qua khảo sát đánh giá của Viện Nghiên cứu dầu thực … [Read more...]

Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng việt nam

Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng việt nam Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gía của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được M. H. Lecomte - Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và … [Read more...]

Nghiên cứu khoa học phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

Trong nhiều năm, Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu ghóp phần phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.Quá trình hoạt động khoa học tiến hành theo từng giai đoạn. Từ năm 1967 đến năm 1974 để tạo chất kết dính đã tiến hành nghiên cứu tổng hợpkeo Phenol-formaldehyd với nguyên liệu làphenol tạp Thái Nguyên thu hồikhi cốc hóa than đá. Để phục cho ván nhân tạo, đã tiến hành tổng hợp keo Urê-formaldehyd dùng cho ván nhân tạo trong điều kiện khí hậu nhiệt … [Read more...]

[logo-slider]