Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang
Lê Văn Bình, Nguyễn Quang Dũng
Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Triệu chứng héo và chết thông đã được phát hiện ở một số khu vực thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo từ đầu năm 2006, tại các tiểu khu 95, 96, 98, 99 và 100B. Kết quả điều tra bước đầu xác định nguyên nhân gây chết Thông mã vĩ là do sự phá hại của các côn trùng cánh cứng (Dendroctonus sp., Ips calligraphus Germar, Ips sp. and Pissodes sp.). Mọt ăn mô dẫn nhựa (phloem) của cây, nơi chúng tạo nên các đường hầm uốn khúc ngoằn ngoèo. Các đường hầm được tạo bởi cả sâu non và sâu trưởng thành làm vỏ cây bị tiện vòng quanh dẫn đến mất khả năng dẫn nhựa luyện nuôi cây, cây bị héo dần rồi chết. Khi mật độ quần thể Mọt thấp, chúng chỉ tấn công những cây già yếu, bị thương, hoặc bị bệnh tật, tuy nhiên, khi mật độ quần thể Mọt cao chúng sẽ tấn công cả những cây khỏe trên diện rộng. Việc tập hợp với số lượng lớn đã gây ra sự phá hoại nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn. Hơn nữa, khi Mọt tấn công chúng truyền nấm xanh (Ophiostoma sp.) cho cây, loài nấm xanh này đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chết cây thông. Nấm nẩy mầm và phát triển nhanh trong thân cây, bịt toàn bộ mạnh dẫn nước, tán cây bắt đầu héo do thiếu nước. Sự phá hoại của tổ hợp côn trùng cánh cứng và nấm xanh sẽ làm cho quá trình chết Thông mã vĩ diễn ra nhanh hơn.
Từ khoá: Thông mã vĩ, Mọt sáu gai, Vòi voi, Nấm xanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông là cây có giá trị kinh tế cao bao gồm một số loài thông chính như Thông mã vĩ Pinus massoniana Lambert, Thông nhựa Pinus merkusii Jungh et.de Vries, Thông 3 lá Pinus kesya Royle ex Gordon… Ngoài các sản phẩm của Thông như gỗ, nhựa, nguyên liệu giấy, cây Thông còn được sử dụng trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trường… chính vì vậy, diện tích rừng Thông ngày càng được mở rộng và là một trong những cây trồng chính của nghành Lâm nghiệp.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một số đặc điểm lâm học của loài Sâng (Pometia pinnata Forst.f) tại Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình
- Kết quả điều tra cây thuốc được đồng bào địa phương sử dụng ở Vườn quốc gia Cát Bà
- Kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng qua hình thái của cây Chò chỉ
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đến rừng trồng Sở tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre)