Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi
Nguyễn Thị Minh Xuân
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Gỗ Hông có ưu điểm là ít bị cong vênh, biến dạng… nhưng không được ưa chuộng sử dụng trong gia công chế biến bởi vì: gỗ Hông nhẹ, xốp, không làm được các sản phẩm có tính chịu lực cao. Để khắc phục nhược điểm nhẹ xốp của gỗ Hông, tiến hành nghiên cứu thăm dò nâng cao khối lượng thể tích. Khi dùng keo P – F để tẩm vào gỗ hông (tẩm bằng áp lực) sau đó ép nhiệt, các mẫu thí nghiệm trước khi ép có khối lượng thể tích trung bình là: 0,27 g/cm3, sau khi ép các mẫu thí nghiệm có khối lượng thể tích trung bình là 0,525 g/cm3. Khối lượng thể tích này tương đương với khối lượng thể tích của một số loại gỗ thông thường hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc.
Từ khoá: Nâng cao khối lượng thể tích, gỗ Hông.
MỞ ĐẦU
Cây Hông (Paulownia fortunei)có phân bố rộng ở nhiều tỉnh phía bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh thuộc vùng Tây bắc và Đông bắc nhưSơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Cạn… (Kết quả điều tra của phòng kỹ thuật lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).Về nghiên cứu sử dụng gỗ Hông (Paulownia fortunei) Những nghiên cứu của Trung Quốc đã đề ra hướng công nghệ sử dụng gỗ Hông như:Trong xây dựng nhà cửa, đền chùa: gỗ Hông tuy cường độ của gỗ không cao nhưng vẫn được sử dụng vì nó ổn định hình dạng. Trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo, nhiều nhà máy ở Trung Quốc sản xuất thử nghiệm ván mỏng có chiều dày 1,2-1,4 mm đạt kết quả khả quan, nếu độ nhớt của keo phù hợp thì nó không tạo thành vết loang. Ván tổng hợp có lớp mặt từ gỗ Hông và ván dán có thể dùng với số lượng lớn cho đồ mộc, trong trang trí nội thất và nhiều loại bao bì… người ta mong muốngỗ Hông (Paulownia fortunei) sẽ trở thành một trong những loại cây quan trọng nhất cho việc sản xuất ván mỏng và ván dán ở Trung Quốc.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 tỉnh Thái Bình
- Tái sinh cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống tại xã Nậm Lầu, Tỉnh Sơn La
- Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia Ba Vì
- Động thái cấu trúc của rừng tự nhiên Kon Hà Nừng