Trần Thị Quên, Ngô Thế Long
Phùng Đình Trung
Trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ
TÓM TẮT
Keo lai là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta. Trong những năm gần đây, ở 1 số địa phương xảy ra hiện tượng gãy gập ngang thân ở giai đoạn từ tuổi 4 trở đi. Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ỏ trạm thực nghiệm Hàm Yên cho thấy: những cây có đường kính tán (Dt) càng lớn thì khả năng bị gãy càng lớn, cây phân nhiều cành nhánh lớn có nguy cơ bị gãy lớn. Nhân tố đường kính ngang ngực (D1.3)và chiều cao vút ngọn (Hvn) cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng gãy của Keo lai, khi D1.3, Hvn lớn thì khả năng bị gãy sẽ giảm đi. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng gãy ngang thân của Keo lai ở khu vực nghiên cứu là do chúng sinh trưởng quá nhanh, đặc biệt là sinh trưởng đường kính tán lá làm cho cây phát triển kh”ng cân đối. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp làm Keo lai bị gãy vẫn là do gió bão.
Từ khoá: Cây đi kèm, khả năng, mô hình hồi quy Logistic, sinh trưởng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lai là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta, với mục tiêu trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy và ván nhân tạo Cây trồng chỉ sau 6-7 nămcó thể thu được >200m3/ha, bình quân đạt 25-30m3/ha/năm, thậm chí có nơi đạt 35-40m3/ha/năm. Đó là thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực cải thiện giống cũng như thâm canh rừng trồng của ngành lâm nghiệp nước ta trong hơn 1 thập niên qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở 1 số địa phương đã phát hiện ra một số vấn đề tồn tại của rừng trồng Keo lai tập trung cần phải nghiên cứu, giải quyết như bệnh khô ngọn, bệnh phấn hồng, đặc biệt là hiện tượng gãy gập ngang thân ở giai đoạn từ tuổi 4 trở đi. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản làm cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn hiện nay.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Phân hạng đất cấp vĩ mô cho trồng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vùng Trung tâm
- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định thể tích gỗ dưới cành thân cây đứng loài Lim xanh (Erythrophleum fordii) và Táu mật (Vatica odorata ssp tonkinensis)
- Dự đoán lượng đất xói mòn tiềm tàng và vấn đề phân cấp đầu nguồn khu vực hồ thuỷ điện Sơn La
- Đặc điểm nhận biết và khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre (Bambusinae) đã nghi nhận ở Việt Nam