Hoàng Văn Sâm
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson được ghi nhận có phân bố ở Myanmar, Cambodia, và Thái Lan. Loài này lần đầu tiên được phát hiện tạị Việt Nam ở Vườn Quốc gia Bến En, địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu vật được lưu giữ tại phòng tiêu bản Thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan – chi nhánh Đại học Leiden (L). Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh với tiêu bản chuẩn đã được giám định tại Viện Thực vật quốc gia Hà Lan. Sau khi giám định và tra cứu tài liệu về họ Dây gối Celastraceae trên toàn thế giới, loài này được xác định là mới cho hệ Thực vật Việt Nam và được đặt tên là Xâm cánh Bến En để ghi nhớ địa danh lần đầu tiên loài này được phát hiện tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật và khác biệt với các loài Xâm cánh khác là hoa tự thường lớn, có khi dài tới 10cm, phân nhiều nhánh và đặc biệt vỏ quả có nhiều vẩy nhỏ, sần sùi. Phát hiện mới này nâng tổng số loài trong họ Dây gối (Celastraceae) tại Việt Nam lên 80 loài thuộc 13 chi.
Từ khoá: Xâm cánh, Vườn Quốc gia Bến En, loài mới, Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson
MỞ ĐẦU
Chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở Châu Á (Ding Hou, 1962). Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) và Nguyễn Tiến Bân – chủ biên (2003) thì tại Việt Nam có 9 loài trong chi Xâm cánh. Cả hai tài liệu này đều đề cập 9 loài giống nhau, tuy nhiên loài Glyptopetalum annamense Tardieu là tên đồng nghĩa với G. gracilipes Pierre (Ding Hou 2008 in press).
Xâm cánh Bến En Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson lần đầu tiên được mô tả bởi Kurz, S. năm 1872 và đăng trên tạp chí Asiat. Soc. Bengal 41 (2): 299. 1872. với tên là Euonymus sclerocarpus Kurz. Trong một nghiên cứu năm 1875 M.A Lawson đặt tên là Glyptopetalum sclerocarpum và đăng trên Fl. Brit. India 1: 613.1875 (Thực vật chí Anh – ấn Độ), nhưng mãi đến năm 1948, Euonymus sclerocarpus mới được coi là tên đồng nghĩa của Glyptopetalum sclerocarpus(Tardieu 1948), nhưng đáng tiếc cả hai tác giả Lawson, M.A và Tardieu, B. lại mắc lỗi khi viết tên là Glyptopetalum sclerocarpum Kurz, thay vì phải viết là Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson. Đây là lần đầu tiên trên thế giới loài này được sử dụng tên là G. sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson. Loài này được ghi nhận có phân bố ở Myanmar, Cambodia và Thái Lan.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Sinh trưởng rừng Tếch ở Kamgpong Cham - Campuchia
- Sử dụng kỹ thuật phân tử để xác định nấm
- Đánh giá độ thích hợp gây trồng Sao đen (Hopea odorata) ở vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) và gỗ Keo lai (Acacia hybrid) để sản xuất ván dăm
- Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES