Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau

TS. Phạm Thế Dũng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

  • Bạch đàn và keo đang là cây chủ lực trong trồng công nghiệp, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng trồng và có xu hướng tăng.
  • Khuynh hướng suy giảm năng suất rừng sau nhiều chu kỳ kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
  • Quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng (Nambiar, 1996).
  • Quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng (Nambiar, 1996).

—  Năm 2002, Viện KHLN và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thực hiện dự án: “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng Nhiệt đới”, tại phía Nam. Kết quả bước đầu cho thấy để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đã cải thiện độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm lên rõ rệt.

—  Để mở rộng nghiên cứu trên các dạng lập địa, cho các loài cây trồng rừng chủ lực, năm 2008 Bộ NN&PTNT đã phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau”

bachdanxanh3

Các NC ở nước ngoài

NC của Nambiar (1996) và Sands (1983) ở Úc với loài thông Pinus radiata. NC của Ghosh ,1978 ở Ấn độ.NC của Nabiar và Brown ,1997 .NC của J.L.M Goncalves và cộng sự cho Bạch đàn ở Brazil, 1999. NC của J.P. Bouillet và cộng sự cho Bạch đàn ở Công gô.NC của B.du Toil và cộng sự cho cây bạch đàn ở Nam Phi, 1999. NC của D.P. Xu và cộng sự cho bạch đàn urô ở Trung Quốc, 1999. NC của E.B.

Hardiyanto và cộng sự cho A. mangium ơ Indoneshia, 1999. NC của K.C Chacko cho bạch đàn ở Ấn độ, 1999. NC của J.A Simpson cho thông ở Australia, 1999. NC của C.K.Mok và cộng sự cho A.mangium ơ Indoneshia. NC của J.P. Laclau và cộng sự về  dinh dưỡng của bạch đàn tại Công gô. NC của A.Tiarks và cộng sự về rừng thông ở Mỹ.

Tất cả những NC kể trên đều tập trung vào chủ đề “Nghiên cứu quản lý lập địa và năng suất rừng”  cho các loài được công bố tại hội thảo quốc tế 7-11 tháng 12/ 1999 ở Ấn độ.

Tương tự có rất nhiều NC cùng chủ đề này đã được báo cáo tại các Hội thảo quốc tế tổ chức tại Indoneshia (1999), Brazil (2004), Trung quốc (2006).

Kết qủa của các NC đều chứng minh vai trò của quản lý VLHCSKT, dinh dưỡng và thực vật nhằm tăng năng suất bền vững rừng trồng

Các NC ở trong nước

Đối với 3 loài cây Nc của đề tài đều có các NC về lĩnh vực: NC về giống; các biện pháp làm đất; các biện pháp xử lý thực bì; kỹ thuật bón phân ; xác định mật độ trồng rừng

Biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ cung cấp cho đất. Dự án“Quản lý lập địa và năng suất rừng nhiệt đới” cho cây keo lá tràm đã chứng tỏ duy trì VLHCSKT rừng, và bổ sung sự thiếu hụt lân trong đất, đã làm tăng 20% năng suất và cải thiện độ phì đất (Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng và cs., 2004).. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của dự án mới chỉ là loài cây keo lá tràm và trên một dạng lập địa tại miền Đông Nam Bộ, do vậy cần mở rộng nghiên cứu này cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên các vùng sinh thái khác nhau.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu chung:

NC nhằm nâng cao năng suất rừng trồng và phát triển bền vững lâm nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật gồm quản lý VLHCSKT, dinh dưỡng, thực vật và tỉa thưa đến năng suất rừng trồng (sinh trưởng, sinh khối, trữ lượng rừng)  keo lá tràm, keo lai, bạch đàn và chỉ số về độ phì đất,

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đánh giá tính chất đất và năng suất rừng trồng Keo lai chu kỳ đầu trước khi trồng rừng thí nghiệm làm cơ sở so sánh với chu kỳ sau.

Đánh giá tính chất đất và sinh trưởng rừng chu kỳ kế tiếp của rừng trồng thí nghiệm dưới ảnh hưởng của quản lý lập địa: Quản lý VLHCSKT rừng. Quản lý dinh dưỡng. Quản lí thực vật qua kiểm soát cỏ dại dưới tán rừng. Quản lí, điều chế rừng qua thí nghiệm tỉa thưa nhằm nâng cao chất lựơng gỗ rừng trồng (chi tiết xem báo cáo chính).

Địa điểm nghiên cứu
(xem chi tiết trong báo cáo chính
)

Tại miền Nam 10 ha

Trạm TNLN Tân Phú –xã Tân Hòa, huyện Đồng phú, tỉnh Bình Phước

Tại miền Trung 10 ha

+ Tại lô a9, khoảnh 7A, tiểu khu 777,  huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị– Trung tâm KHSXLN vùng Bắc Trung Bộ.

+ Nơi bố trí thí nghiệm Quản lý thực vật lô f , Quản lý dinh dưỡng tại lô g  tiểu khu 301 và tỉa thưa tại lô a tiểu khu 300 xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Tại miền Bắc 10 ha

+Thí nghiệm Quản lí VLHCSKT rừng: Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ.

+ Thí nghiệm về Quản lý dinh dưỡng, thực vật và điều chế tỉa thưa: Tại công ty Lâm ghiệp Tam Thanh, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú.

Đối tượng nghiên cứu:

+Tại miền Nam:  Cây Keo lá tràm, dòng AA1, AA9

+Tại miền Trung: Cây keo lai hỗn hợp các dòng BV10, BV 16 và BV 32.

+Tại miền Bắc: Cây Bạch đàn Urophylla (U6).

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a) Phương pháp bố trí thí nghiệm

Tất cả các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ có từ 4-5 lần lặp tùy thí nghiệm.Xung quanh thí nghiệm chính, có bố trí diện tích vùng đệm để lấu mẫu NC về sinh khối.

(Xem sơ đồ TN trong báo cáo chính)

b)Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

–          Thu thập số liệu:

+ Đo sinh trưởng rừng:

D1.3, Hvn của lô rừng luân kỳ trước khi khai thác để trồng rừng thí nghiệm.  Trữ lượng M bằng giải tích 30 cây đại diện cho các cấp kính. Thiết lập phương trình tương quan giữa thể tích cây cá thể với các chỉ tiêu biểu thị kích thước cây như đường kính và chiều cao làm cơ sở ước tính trữ lượng lâm phần.  D1.3, Hvn , M của rừng chu kỳ 2 được đo định kỳ hàng năm.

+ Xác định sinh khối cho  rừng trước khi khai thác và rừng NC TN.

Phương pháp cây tiêu chuẩn: 30 cây tiêu chuẩn để giải tích và 6 cây trong số này để phân tích hóa học: N-Phương pháp Kjeldahl;  P- Phương pháp quang kế phổ; K-Phương pháp quang kế ngọn lửa; Ca và Mg- Phương pháp hấp thụ nguyên tử.

+ Thu mẫu đất và phân tích:

Trước TN, mẫu đất được thu thập ở tất cả các điểm nghiên cứu. Mẫu được lấy từ 5 điểm trên mỗi ô thí nghiệm với 4 độ sâu tầng đất: 0 – 10cm; 10 – 20 cm; 20 – 30 cm và 30 – 50 cm. Những mẫu của cùng độ sâu được trộn lại thành một mẫu hỗn hợp, như vậy sẽ có 4 mẫu cho 4 độ sâu tầng đất. Từ mỗi mẫu hỗn hợp, lấy hai mẫu phụ ngẫu nhiên và phơi khô không khí. Một nửa của mẫu phụ sẽ được dùng cho phân tích và nửa còn lại được lưu giữ. Mẫu đất sau khi nghiền có kích cỡ hạt đất nhỏ hơn 2mm được dùng để phân tích hóa học.

Phương pháp phân tích:

Chất hữu cơ: Phương pháp Walkley-Black.

N tổng số: Công phá mẫu bởi hỗn hợp sulphuric acid –selenium và hydrogen perroxide 30% và phương pháp Kieldahl.

P tổng số: Công phá mẫu bằng hỗn hợp sulphuric acid và peroxide 30%, phương pháp so mầu.

K tổng số: Công phá mẫu tương tự như với P tổng số, phương pháp quang kế ngọn lửa.

N dễ tiêu:  Trích mẫu bằng acid sulphiric 0.5N, bột kẽm (Zn) và K2Cr2O7 10%.

P dễ tiêu: Phương pháp so mầu, trích bằng dung dịch Bray-I (0.03M NH4F và 0.025M HCl).

K trao đổi: Trích bằng dung dịch NH4Cl (1M) và đo bằng phương pháp quang kế ngọn lửa.

Ca, Mg trao đổi:  Trích bằng dung dịch NH4Cl (1M) và phương pháp hấp phụ nguyên tử (AAS).

pH: trong dung dịch 1 : 2.5.

Dung trọng xác định tại mỗi ô thí nghiệm ở các tầng đất : 0-10, 10-20, 20-30 và 30-50 cm. Sau đó các mẫu được sấy khô ở 105 0C để xác định trọng lượng khô.

CEC – trích bằng dung dịch NH4Cl 1M. Phân tích CEC như Ca và Mg trao đổi ở trên.

c)Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Statgraphic Plus 3.0, Genstat 4.24 DE và Excel 7.0 để tính toán. Phương pháp tính và phân tích hồi qui tương quan theo Nguyễn Ngọc Kiểng (1996).

V. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tại phía Nam- Cây keo lá tràm

– Tính chất đất rừng trước khi thí nghiệm

Độ chua pH, dung trọng của đất:

pH (H20) và pH (KCL) không biến đổi giữa các công thức thí nghiệm; Nhưng có biến động nhỏ theo thời gian của từng công thức theo hướng giảm độ chua hơn (chỉ số pH tăng) ở cả hai tầng đất.

Để lại VLHCSKT đã ảnh hưởng đến dung trọng đất, từ 1,32 gram/cm3 ở BLo đến 1,24 gram/cm3 ở BL2 tại tầng 0-10 cm. Dung trọng tăng dần theo độ sâu tầng đất ở tất cả các công thức TN.

Hàm lượng dinh dưỡng C, N và P của đất

C và N tăng theo tuổi rừng, giữ càng nhiều VLHCSKT (BL2) thì C,N càng cao hơn so với giữ ít (BL1) hoặc không giữ lại (BLo). P đều giảm ở cả 3 công thức thí nghiệm. Điều này phù hợp với sự tích lũy lân trong cây tăng theo tuổi và cho thấy nhu cầu sử dụng P của cây là rất lớn, cần bổ sung nguồn phân lân cho rừng.

Diễn biến trao đổi cation của đất:

Ba loại Cation trao đổi (K, Ca và Mg) giữa các công thức thí nghiệm theo hướng Bl2 tốt hơn BL1 và BLo, nhưng sự khác biệt này không đủ lớn.

Luân chuyển dinh dưỡng trong đất:

Phân tích nguồn dinh dưỡng chủ yếu giữa cung cấp và sử dụng sau 5 năm thí nghiệm ở luân kỳ 2 được tổng hợp cho thấy: Sau 5 năm, để lại VLHCSKT đã cải thiện đáng kể độ phì trong đất.

–          Đối với N:  không những duy trì mà đã bổ sung thêm.

–          Đối với  P, đã chỉ ra sự thiếu hụt Lân cho những chu kỳ trồng rừng kế tiếp bởi hàm lượng lân sử dụng để tạo rừng rất lớn so với nguồn cung cấp. Đây chính là cơ sở khoa học cho TN quản lý dinh dưỡng thông qua bổ sung hàm lượng bằng bón thêm Lân cho rừng trồng.

–          Đối với Kali (K), thí nghiệm cũng chỉ ra sự cần thiết phải bổ sung Kali cho rừng trồng bởi sự thiếu hụt dinh dưỡng này.

–          Đối với Canxi (Ca) và Ma-nhê (Mg), thí nghiệm chỉ ra rằng bằng giữ lại VLHCSKT có thể cân bằng được dinh dưỡng này mà không cần bổ sung thêm trong thử nghiệm bón phân.

Đặc điểm rừng trước khi thí nghiệm:
M ở Bl3 luôn cao nhất, > Bl0 từ 10 đến 28% (ở tuổi <3). Ở tuổi 6, Blcó M lớn nhất (180.4 m3/ha), Bl2 (165.2 m3/ha) và Bl0 (151.9 m3/ha)à Năng suất rừng đã tăng cùng với các chỉ số về độ phì đất nói trên.

Để lại VLHCSKT đã làm tăng 8,7 % sinh khối rừng, nếu để gấp đôi lượng VLHCSKT (Bl2) thì sẽ tăng 18,47 %.

Lượng VLHC để lại sau khai thác và khả năng bồi hoàn dinh dưỡng cho đất.

Lượng VLHCSKT càng lớn thì hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho đất cao.. Nếu mang đi khỏi rừng toàn bộ VLHCSKT (cành nhánh < 5cm và cây bụi trên sàn rừng) thì sẽ mất khoảng 15,3 tấn sinh khối /ha tương ứng 141,6 kg N; 3,5 kg Lân; 47,2 kg Kali; 54,1 kg Ca++ ; Và 8,7 kg Mg++.

– Về Sinh trưởng rừng:

Rừng trồng 24 tháng tuổi có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức đối với các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao và trữ lượng.

– Về sinh khối, bảng sau cho thấy công thức F(H) tăng so F(L) 11,22 tấn/ha (54,2%), và F(M) so với F(L) tăng 10,0 tấn/ha (48,3%).

– Về thành phần dinh dưỡng N,P,K,Ca và Mg cũng tăng lần lượt theo thứ tự như sau:

F(H) so với F(L) tăng:   14,88 % ; 17,46 % ;  16,29 %;   17,3 %   và  7,8 %.

F(M) so với F(L) tăng:  11,20 %  ; 14,04 %   ; 12,13 %;  21,11 %  và  04,60 %.

Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến biến đổi tính chất đất sau 2 năm thí nghiệm (2008-2010).

– So sánh giữa các nghiệm thức:

Công thức F(M), đất có xu thế giảm độ chua so với các công thức khác.

N, P, K và C tổng số được cải thiện theo hướng tăng từ nghiệm thức F(H), kế đến F(M) , thấp nhất  là đối chứng F(L).

N dt và P dt đều giảm theo độ sâu tầng đất và tăng rõ rệt từ nghiệm thức đến FL và FH. Theo đó, đạm dể tiêu  tăng từ 37,1 (tầng 0-10 cm) đến 64,1 % (tầng 30-50 cm). Còn Lân dễ tiêu tăng từ 23,1 (tầng 0-10 cm) đến 68,1 (tầng 30-50 cm) (xem sơ đồ).

Sự tăng đạm và lân dễ tiêu giữa các nghiệm thức thí nghiệm quản lí VLHCSKT

– TN bổ sung về xử lí VLHCSKT

Khi so hai phương pháp xử lí VLHCSKT  bằng cách đốt, sau đó cày (Đck) hoặc không cày (Đkc) đều có sinh trưởng của D và H sau khai năm gần bằng với F(L) và F(M) trong thí nghiệm  giữa lại VLHCSKT nhưng kém hơn F (H) rất nhiều (xem bảng 15 so bảng )

Thí nghiệm quản lý thực vật dưới tán

Cho thấy tỷ lệ sống và các giá trị về chiều cao, đường kính của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt về mặt thống kê sau một năm tuổi.

Thí nghiệm quản lý dinh dưỡng

Về H, ở nghiệm thức F4 cao nhất 3.3 m (tăng  40%) so đối chứng; Tương tự, F3 và F2 cùng tăng 20% so đối chứng.

Về D cho thấy F4 tăng 52,9 % còn F3 và F2 tăng 35,2 % so đối chứng.

à Cho thấy sự thiếu lân được đánh giá ở đất trước khi trồng là đúng và việc bổ sung P qua TN này rất có hiệu quả.

Thí nghiệm bón lân trong quản lí dinh dưỡng

Thí nghiệm bổ sung về quản lý dinh dưỡng:

Xem xét vai trò của NPK và Phân vi sinh cho thấy: D và H của các nghiệm thức đều không có sự khác biệt. Chúng tỏ vai trò của NPK và Vi sinh là chưa rõ trong giai đoạn đầu hoặc là mức độ chưa tạo nên sự khác biệt đến sinh trưởng của cây (?) và vai trò quan trọng của bón Lân trong thí nghiệm sử dụng lân ở trên là phù hợp

Xem xét vai trò của NPK và phân vi sinh

Thí nghiệm tỉa thưa rừng:

Sau tỉa thưa 1 năm, đã có sự khác nhau về sinh trưởng D và H giữa các nghiệm thức.

Về H của các nghiệm thức tỉa thưa so với đối chứng (T1) là: 2,63 %; 3,50 %  và 0,8 %.

Về D tăng là: 12,12 %; 6,06 % và 2,02 %. Mặc dù công thức tỉa 67 %  có D va H lớn nhất, nhưng M nhỏ nhất 25.6 m3 ha-1, do giảm mật độ cây.

Tại miền Trung- Cây keo lai

Thí nghiệm quản lý VLHCSKT

Để lại VLHCSKT và bón lót P đã có tác động tốt tới  Keo lai 1 năm tuổi.  Giữa các nghiệm thức không khác biệt nhiều về tỷ lệ sống , nhưng khác biệt về mặt thống kê đối vớ sinh trưởng: H tăng 22,2 % và D tăng 27,7% giữa nghiệm thức F (H) với nghiệm thức đối chứng F(L).

Thí nghiệm về quản lý thực vật:

Tỷ lệ sống, H, D không có sự khác biệt về mặt thống kê à Biện pháp kiểm soát cỏ dại bằng phương pháp thủ công không mang lại hiệu quả  so với biện pháp dùng thuốc diệt cỏ đã được thực hiện tại Bình Dương

Thí nghiệm quản lý dinh dưỡng

Sau 6 tháng, tỷ lệ sống không có khác biệt giữa các nghiệm thức.

Trong khi đó, D và H của các nghiệm thức được bón P đều có sự khác biệt, chứng tỏ vai trò của phân lân trong giai đoạn đầu khi trồng rừng. Cụ thể, chiều cao ở nghiệm thức F2- F4 có bón từ 278 -1112 g P205 đã đạt giá trị cao nhất 0.9 m, gấp 1,5 lần so đối chứng chỉ có 0.6 m và hơn khoảng 1,3 lần về đường kính.

Thí nghiệm tỉa thưa

Như vậy đã có sự chênh lệch về sinh trưởng chiều cao, đường kính giữa các mức độ tỉa thưa khác nhau. Theo đó, tỉa 67 % đã tăng 2,8% chiều cao, 13,4 % đường kính so với đối chứng (không tỉa). Các chỉ số tương tự với cường độ tỉa 50% là: 3,8%, 6,7% và tỉa 33% là: 0,9%, 2,2%.

Tại miền Bắc – Cây bạch đàn

Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến rừng trồng

Sau 2 năm, có sự khác biệt về D giữa các nghiệm thức với p = 0,006. Về H, hai nghiệm thức để lại VLHCSKT có H vượt trội hơn 2 nghiệm thức còn lại. Sự sai khác này có ý nghĩa về các chỉ số thống kê (p = 0,005).

Trữ lượng và sinh khối rừng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất rõ rệt về thống kê. Ở nghiệm thức để lại gấp đôi lượng VLHCSKT (BL2-2) cho trữ lượng rừng gấp 2 lần và sinh khối gấp 1,5 lần so với nghiệm thức không để lại (Blo). Đến năm thứ 2, trữ lượng công thức giữ lại vật liệu hữu cơ  BL2-2 vẫn cao tăng tới 35 % so với đối chứng.

Về Lân dễ tiêu:

—  Năm 2009 (cột màu nâu) hàm lượng lân tăng cao đột biến, lí do có thể là không còn rừng vì rừng vừa khai thác, lượng lân không bị quần thụ rừng sử dụng như trước khai thác được phân tích năm 2008.

—  Đến năm 2010 (màu xanh lá), hàm lượng lân bắt đầu giảm do trồng rừng mới nhưng có xu hướng phục hồi và theo hướng lớn dần về các công thức có quản lý VLHCSKT, thấp nhất là đối chứng (đốt), kế đến là lấy hết VLHSKT như Blo.

Về Đạm dễ tiêu:

Năm 2009 hàm lượng đạm không có sự khác biệt giữa các thí nghiệm.

Năm 2010, bắt đầu có sự khác biệt theo hướng hàm lượng đạm tăng dần từ đối chứng (đốt hết VLHCSKT), đến Blo và cao hơn cả là BL2-2 (giữ gấp đôi lượng VLHCSKT).

Về Mùn (C):

Năm 2009 và 2010, lượng chất hữu cơ cũng được cải thiện theo hướng tăng dần giữa các nghiệm thức về giữ lại VLHCSKT.

Ơ tầng 0-10 cm, nơi giữ lai VLHC lớn nhất thì sau 2 năm hàm lượng mùn đã tăng 54,8 % so đối chứng (1,92 so với 1,24 %);

Ở tầng 10-20 cm, đã tăng 38,4 % (1,26 so với 0,91%).

Thí nghiệm quản lý thực vật

Nghiệm thức phun thuốc diệt cỏ toàn diện 1 và 2 lần/năm bước đầu tỏ ra ưu việt hơn các nghiệm thức  khác. Sinh trưởng D1.3 và Hvn giữa các nghiệm thức có sự khác biệt  rất rõ rệt về thống kê với p < 0,001 và p = 0,002.

Thí nghiệm quản lý dinh dưỡng

Sau 12 tháng,  D và H khác biệt rõ rệt về thống kê (p < 0,001). Các nghiệm thức có bón phân, sinh trưởng D vượt trội hơn nhiều so  đối chứng. Sinh trưởng về đường kính và chiều cao giữa 4 lần lặp có độ biến động rất thấp (CV = 1,7 – 2,2%), điều này cho thấy rừng sinh trưởng tương đối đồng đều.

Thí nghiệm tỉa thưa rừng

Sau tỉa 1 năm, sinh trưởng  đã bù được trữ lượng lấy ra. Tuy nhiên độ biến động của trữ lượng rừng ở các lần lặp khá cao (10,5%). Sinh trưởng D và H ở được cải thiện rất rõ tại T3 và T4. Lượng tăng trưởng hàng năm Z (m3/ha/năm) ở mật độ tỉa còn lại  660 cây/ha có Z từ 13,2 – 16,2 m3/ha/năm, còn ở mật độ thưa 460 cây/ha có Z thấp nhất (11 m3/ha/năm) do số cây còn ít.

VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận:

—  Việc quản lý  VLHCSKT đã nâng cao sinh trưởng, sinh khối, dinh dưỡng trong cây của rừng lên rõ rệt theo các mức độ giữ lại lượng vật liệu hữu cơ khác nhau.

—  Các chỉ số về dinh dưỡng đất chủ yếu như mùn (C), lân dễ tiêu (Pdt) và đạm dễ tiêu (Ndt) trong đất tăng dần theo các nghiệm thức quản lí VLHCSKT.  àĐiều này cho thấy độ phì nhiêu của đất đang được cải thiện dần, rõ nhất là thí nghiệm tại phía Nam do đã qua thêm 1 chu kỳ quản VLHCSKT do dự án CIFOR thực hiện.

Kiểm soát mật độ cây qua  tỉa thưa cho thấy đã cải thiện sinh trưởng của cây cá thể, giảm cạnh tranh dinh dưỡng từ đất và không gian sống. Tuy nhiên, cần theo dõi chất lượng cây sau tỉa để tăng giá trị gỗ xẻ và tính toán cân bằng dinh dưỡng giữa các nghiệm thức tỉa thưa.

Thời gian còn ngắn chưa đủ để so sánh hiệu qủa kinh tế của các giải pháp quản lý lập địa đối với năng suất rừng và độ phì đất giữa các chu kỳ trồng rừng (trước khi khai thác và sau khi trồng lại mới).

Đất trồng rừng ở các 3 vùng đều rất thiếu lân và  việc bổ sung Lân qua thí nghiệm quản lí dinh dưỡng đã góp phần định hướng sử dụng lân trong trồng rừng.

Việc quản lí thảm thực vật với các giải pháp bằng thủ công hay dùng thuốc diệt cỏ đều có ý nghĩa ở các mức độ khác nhau đến sinh trưởng của rừng. Có nơi thể hiện khá rõ như tại Tam Thanh, nhưng có nơi chưa thể hiện rõ như tại Bình Phước, Bình Định.

Đề nghị:

Cần có qui hoạch vùng nguyên liệu trồng rừng gắn liền với qui hoạch dân cư một cách khoa học thì việc áp dụng công nghệ quản lý vật liệu hữu cơ mới thực sự có hiệu qủa như các công ty trồng rừng lớn trên thế giới đã làm tại Chi-lê, Brazil, Indonexia, Trung quốc…Bởi vì: giữ VLHCSKT hiện là vấn đề rất khó ở Việt Nam.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]