Nguyễn Thanh Minh
Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, với diện tích đất tự nhiên 3,74 triệu ha chiếm 10,5% diện tích cả nước. Đây là vùng có ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa, đất đai đa dạng và phân bố thành những vùng rộng lớn thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp. Tổng diện tích rừng hiện có khoảng 960 ngàn ha, chiếm 27,7% diện tích đất tự nhiên của khu vực trong đó rừng tự nhiên gần 850 ngàn ha. Hiện nay, nhiều diện tích rừng trồng mới bằng các loài cây mọc nhanh, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến giấy và ván dăm đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến.
Hướng nghiên cứu những loài cây bản địa cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến đã quan tâm về một số loài gỗ cứng như: Sao đen, Dầu rái, Vên vên, Huỷnh, Lim xanh, Tếch … và một số loài gỗ mềm như: Trám, Mỡ, Bồ đề… đã hình thành được nhóm loài cây bản địa quan trọng cho trồng rừng cung cấp gỗ. Tuy nhiên, tiếp tục nghiên cứu những loài cây bản địa mọc nhanh để đáp ứng mục tiêu cung cấp gỗ lớn kịp thời cho ngành chế biến là rất cần thiết.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây lá rộng bản địa: Thục quỳ (sp), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai.Rofe), Thúi (Parkia sumatrana.Miq) ở vùng Đông Nam Bộ” để phát triển loài cây trồng mới cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu kỹ thuật gieo tạo cây con: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và cường độ che sáng đến sinh trưởng của các loài nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm.
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Ảnh hưởng của lập địa, mật độ, phân bón, trồng hỗn giao với Muồng đen đến sinh trưởng Chiêu liêu nước, Thục quỳ và Thúi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu
Thành phần ruột bầu có 3 công thức thí nghiệm CT1: 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 94 % đất mặt (Đối chứng); CT2: 25% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 69 % đất mặt; CT3: 50% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 44 % đất mặt. Phân NPK:16:16:8, phân chuồng là phân bò để hoai. Túi bầu (17 x 22) cm đặt liền nhau.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của độ che sáng giai đoạn vườn ươm
Thí nghiệm này thực hiện cho loài Thục quỳ, Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Đối chứng (không che); CT2: Che sáng 25%; CT3: Che sáng 50%; CT4: Che sáng 75%. Thí nghiệm thực hiện che sáng trong 3 tháng đầu. Đầu tháng thứ 4 bắt đầu bỏ dần giàn che đến hết tháng thứ 4 thì không che. Vật liệu che sáng là lưới đen khống chế sáng 25%; 50% và 75%, Chiều cao giàn che là 2 mét.
2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
– Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của loài Thục quỳ, Chiêu liêu nước.
Thí nghiệm gồm 3 loại mật độ: CT1: 1100 cây/ha; CT2: 825 cây/ha; CT3: 660 cây/ha. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 4 lần lặp lại.
– Ảnh hưởng của lập địa trồng đến sinh trưởng của loài Thục quỳ
Thí nhiệm thực hiện trên hai loại lập địa: Đất xám phù sa cổ tại Bàu Bàng – Bình Dương và đất feralit đỏ vàng tại Mã Đà – Đồng Nai. Mật độ trồng 825 cây/ha (3m x 4m).
– Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của loài Thúi và Chiêu liêu nước
Thí nghiệm gồm 5 công thức bón phân (thay đổi phân NPK 16:16:8 và Vi sinh Sông gianh) CT1: 100g NPK + 250g Vi sinh; CT2: 100g NPK + 500g Vi sinh CT3: 150g NPK + 250g Vi sinh; CT4: 150g NPK + 500g Vi sinh; CT5: 200g NPK + 500g Vi sinh và CT6: Đối chứng – không bón phân. Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên với 3 lần lặp lại. Mật độ trồng 825 cây/ha (4m x 3m).
– Ảnh hưởng của trồng hỗn giao với Muồng đen đến sinh trưởng của các loài Thúi, Chiêu liêu nước
Thí nghiệm hỗn giao được bố trí với cự ly hàng cách hàng 3m cây cách cây 4m (3x4m) ở giữa 2 cây trồng một cây phụ trợ Muồng đen. Số lượng cây trồng chính 833 cây/ha, cây phụ trợ 833 cây/ha.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu về loài Chiêu liêu nước
3.1.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm
Thành phần ruột bầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng cây con tại vườn ươm. Số liệu thu thập cách nhau 2 tháng tại vườn ươm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con Chiêu liêu nước
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi (tháng tuổi) |
||||
Hvn (cm) |
D0 (mm) |
TLS (%) |
||||
2 tháng |
4 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
||
1 |
CT1 (xơ dừa: 0%) |
7,3 |
21,0 |
47,8 a | 6,3 a |
88,5 |
2 |
CT2 (xơ dừa: 25%) |
7,7 |
23,3 |
55,7 b | 7,1 ab |
90,4 |
3 |
CT3 (xơ dừa: 50%) |
8,0 |
25,7 |
60,1 b | 7,8 b |
93,7 |
Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ sống của các công thức không có sự khác biệt lớn và đều khá cao (trên 88%). Chỉ tiêu đường kính gốc (D0) ở CT1 và CT3 là 6,3 mm và 7,8 mm khác biệt về mặt thống kê (P=0,0155), CT2 không sai khác với CT1 và CT3 về mặt thống kê. Tuy nhiên ở chỉ tiêu chiều cao thì sự sai khác rõ ràng giữa CT1: 47,8,cm với CT2: 55,7cm và CT3: 60,1cm (P=0,0236). Xơ dừa tạo độ thông thoáng cho thành phần ruột bầu, không gây úng nước, độ pH trong xơ dừa là trung tính. Với đặc tính của xơ dừa và kết quả thí nghiêm trên cho thấy chỉ cần bổ sung từ 25% đến 50% xơ dừa trong thành phần ruột bầu là cây con Chiêu liêu nước có thể sớm đạt tiêu chuẩn trồng rừng và thuận lợi trong khâu vận chuyển cây con.
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
Thí nghiệm được trồng trên loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch nhiều đá ong hóa. Tiêu chuẩn cây đem trồng: Hvn: 0,7 m – 1,0 m; Do: 0,6cm -1,0cm. Loại phân sử dụng NPK Bình Điền 16:16:8. Số liệu theo dõi được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Sinh trưởng của Chiêu liêu nước ở thí nghiệm phân bón
TT |
Công thức thí nghiệm |
Chỉ tiêu theo dõi (1,5 tuổi) |
|||
D1.3 (cm) |
Hvn (m) |
D tán (m) |
TLS (%) |
||
1 |
CT-6: Không bón phân | 0,97 a | 1,80 a |
1,16 |
89,67 |
2 |
CT-1: 100g NPK + 250g Vi sinh | 1,05 ab | 1,80 a |
1,24 |
90,33 |
3 |
CT-2: 100g NPK + 500g Vi sinh | 1,08 bc | 1,86 ab |
1,26 |
92,67 |
4 |
CT-3: 150g NPK + 250g Vi sinh | 1,14 c | 1,90 b |
1,34 |
90,67 |
5 |
CT-4: 150g NPK + 500g Vi sinh | 1,15 c | 1,91 b |
1,34 |
90,67 |
6 |
CT-5: 200g NPK + 500g Vi sinh | 1,28 d | 2,06 c |
1,46 |
92,67 |
Từ số liệu trên cho thấy phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài Chiêu liêu nước. Các công thức bón phân đều cho sinh trưởng tốt hơn không bón về cả chỉ tiêu đường kính và chiều cao. Sự khác biệt trên đều có ý nghĩa về thống kê (D1.3: P = 0,0001; Hvn: P = 0,0003). Tuy nhiên sự khác biệt chưa thực sự rõ mà chia thành nhóm. Chỉ tiêu đường kính có 4 nhóm (CT6-CT1; CT1-CT2; CT2-CT3-CT4; CT5). Chỉ tiêu chiều cao có 3 nhóm (CT6-CT1-CT2; CT2-CT3-CT4; CT5). Đường kính và chiều cao ở công thức lớn nhất (CT5) gấp 1,3 và 1,1 lần so với công thức đối chứng (CT6).
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
Tiêu chuẩn cây đem trồng: Hvn: 0,7 m – 1,0 m; Do: 0,6cm -1,0cm. Thí nghiệm có 3 loại cự ly trồng (3 x 3)m; (3 x 4)m; (3 x 5)m.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (1,5 tuổi)
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi |
|||
D1.3m (cm) |
Hvn (m) |
Dtán (m) |
TLS (%) |
||
1 |
CT1 (3×3) |
1,48 a |
1,88 a |
1,43 a |
90,33 |
2 |
CT2 (4×3) |
1,46 a |
1,92 a |
1,46 a |
91,67 |
3 |
CT3 (5×3) |
1,49 a |
1,84 a |
1,48 a |
92,67 |
Theo dõi sinh trưởng của thí nghiệm ở 1,5 tuổi chưa thấy sự khác biệt lớn giữa các loại mật độ trồng cả 3 chỉ tiêu đường kính, chiều cao và đường kính tán (D1.3: P = 0,5997; Hvn: P = 0,1633; Dt: P=0,9032). Có thể giải thích kết quả trên là khi chưa giao tán, không gian dinh dưỡng chưa bị cạnh tranh thì nhân tố thí nghiệm chưa thực sự tác động đến các chỉ tiêu sinh trưởng.
3.1.4. Ảnh hưởng của phương thức trồng hỗn giao với Muồng đen đến sinh trưởng
Tiêu chuẩn cây Chiêu liêu nước đem trồng: Hvn: 0,7 m – 1,0 m; Do: 0,6 cm -1,0 cm; 12 tháng tuổi, cây Muồng đen: Hvn: 0,35 m – 0,45 m; Do: 0,3cm–0,4 cm. Số liệu theo dõi thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Sinh trưởng của Chiêu liêu nước, Muồng đen ở mô hình hỗn giao
TT |
Công thức thí nghiệm |
Chỉ tiêu sinh trưởng |
Tỷ lệ sống (%) |
Chỉ tiêu chất lượng (%) |
||||
D1,3m (cm) |
Hvn (m) |
D tán (m) |
A |
B |
C |
|||
1 |
CT1: Ch.liêu nước |
1,72 a |
2,05 a |
1,87 |
93,25 |
70,7 |
23,8 |
5,5 |
2 |
CT2: Chiêu liêu nước + Muồng đen |
1,81 a |
2,20 a |
1,72 |
91,55 |
85,5 |
11,0 |
3,5 |
3 |
Muồng đen |
Do: 4,03 |
1,78 |
1,62 |
83,21 |
|
|
|
Từ số liệu ở bảng 3.4 cho thấy ở 1,5 tuổi chưa có sự khác biệt giữa 2 mô hình của các chỉ tiêu theo dõi đường kính và chiều cao (D1.3: P =0,2438; Hvn: P =0,1597) nhưng chất lượng cây ở công thức trồng hỗn giao tốt hơn ở trồng thuần loại. Theo số liệu sinh trưởng của cây Muồng đen, hoàn cảnh rừng đã được cải thiện đáng kể như tăng diện tích che phủ đất (1,37 m2/cây) hạn chế được cỏ dại phát triển. Do thời gian theo dõi thí nghiệm ngắn nên cần tiếp tục để có đánh giá sâu hơn.
3.2. Kết quả nghiên cứu về loài Thục quỳ
3.2.1. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng Thục quỳ ở giai đoạn vườn ươm
Từ điều tra tái sinh thấy được Thục quỳ là loài ưa bóng trong giai đoạn cây con. Thí nghiệm này có nhằm xác định mức độ che bóng và thời gian che bóng cho loài này trong quá trình gieo ươm. Số liệu theo dõi trong 6 tháng vườn ươm được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng của Thục quỳ
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi (tháng tuổi) |
||||||
TLS (%) |
Hvn (cm) |
D0 (mm) |
||||||
2 tháng |
4 tháng |
6 tháng |
2 tháng |
4 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
||
1 |
CT1: Không che |
15,0 |
7,7 |
5,3 a |
1,9 |
9,2 |
27,4 a | 4,1a |
2 |
CT2: Che 25% |
74,7 |
72,3 |
66,3 b |
5,4 |
22,8 |
56,1 b | 6,4 b |
3 |
CT3: Che 50% |
77,3 |
73,0 |
66,7 b |
5,4 |
23,2 |
57,4 b | 7,6 c |
4 |
CT4 Che 75% |
87,7 |
79,3 |
77,3 c |
5,9 |
28,5 |
63,1 c | 8,3 c |
Qua bảng số liệu trên cho thấy che sáng ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu theo dõi. Tỷ lệ sống giảm mạnh ở công thức không che sáng sau 2, 4, 6 tháng là 15,0%; 7,7%; 5,3%. Ngược lại ở các công thức có che sáng đều có tỷ lệ sống cao. Các công thức có che sáng đều có tỷ lệ sống lớn hơn đối chứng không che sáng rất nhiều và sai khác này có ý nghĩa rất lớn về mặt thống kê (Chi-Square Test TLS : P=0,000).
Khi phân tích số liệu ở 3 công thức che sáng (CT2 , CT3; CT4) ở tháng thứ 6 thì tỷ lệ sống của các công thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (Chi-Square Test TLS : P=0,0037). Trong khi đó CT2 và CT3 không có sự khác biệt (P=0,9311). CT4 có tỷ lệ sống cao nhất (77,3%) và sai khác với các công thức còn lại (P=0,0036).
Nhân tố thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh. Với chiều cao phân thành 3 nhóm sau 6 tháng CT1: 27,4 cm; CT2, CT3: 56,1 cm, 57,4 cm; CT4: 63,1 cm, (Hvn: P=0,0000). Với chỉ tiêu về đường kính gốc cũng tương tự như chiều cao, các công thức có che sáng đều có đường kính lớn và khác biệt có ý nghĩa thông kê (D0: P = 0,0007) CT4: 8,3 mm là lớn nhất và nhỏ nhất là CT1: 4,1 mm. Nhưng đường kính gốc giữa công thức CT3, CT4 khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Từ đó kết luận đối với loài Thục quỳ nhất thiết phải che sáng trong 3 tháng đầu gieo ươm. Che sáng ở mức độ 75% là hiệu quả nhất cả về tỷ lệ sống và sinh trưởng.
3.2.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm
Thí nghiệm về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đối với loài Thục quỳ được thực hiện trong điều kiện che sáng 50% ở 3 tháng đầu.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con Thục quỳ
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi (tháng tuổi) |
||||
Hvn (cm) |
D0 (mm) |
TLS (%) |
||||
2 tháng |
4 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
||
1 |
CT1 (xơ dừa: 0%) |
4,3 |
19,7 |
49,7 a |
6,2 a |
71,5 |
2 |
CT2 (xơ dừa: 25%) |
5,0 |
22,3 |
55,6 ab |
7,5 ab |
72,7 |
3 |
CT3 (xơ dừa: 50%) |
5,7 |
25,7 |
61,0 b |
8,6 b |
69,8 |
Từ bảng số liệu ở bảng 3.6 thì tỷ lệ sống của Thục quỳ trong thí nghiệm không cao chỉ khoảng 70%. Chỉ tiêu chiều cao và đường kính gốc đều có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (D0: P = 0,0474; Hvn: P = 0,0394). Chiều cao lớn nhất ở CT3 (61 cm) và thấp nhất ở CT1 (49,7 cm). Tương tự đường kính gốc lớn nhất ở CT3 (8,6 mm) và thấp nhất ở CT1 (6,2 mm). Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ xơ dừa cao trong thành phần ruột bầu có ảnh hưởng theo chiều hướng tốt cho sinh trưởng của loài Thục quỳ giai đoạn vườn ươm và có thể trộn tỷ lệ xơ dừa từ 25-50% trong thành phần ruột bầu.
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
Thí nghiệm được trồng vào tháng 7 năm 2007 trên đất xám phù sa cổ bạc màu luân kỳ trước trồng Keo lai. Tiêu chuẩn cây đem trồng Hvn: 0,45m – 0,55 m; Do: 0,40cm -0,5cm; 4 tháng tuổi. Số liệu theo dõi được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Thục quỳ
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi/năm tuổi |
|||||||
D1.3m (cm) |
Hvn (m) |
Dtán (m) |
TLS (%) |
||||||
2,5 tuổi |
3,5 tuổi |
2,5 tuổi |
3,5 tuổi |
2,5 tuổi |
3,5 tuổi |
2,5 tuổi |
3,5 tuổi |
||
1 |
CT1 (3×3) |
8,04 a | 10,76 a | 5,16 a | 7,02 a | 4,60 a | 4,76 a |
86,3 |
85,0 |
2 |
CT2 (3×4) |
8,37 ab | 11,22 a | 5,09 a | 7,21 a | 4,86 b | 4,98 b |
89,3 |
85,5 |
3 |
CT3 (3×5) |
8,74 b | 11,87 b | 5,67 a | 7,46 a | 5,12 c | 5,22 c |
89,5 |
85,0 |
Ở tuổi 3,5, tăng trưởng về đường kính và chiều cao tăng nhanh hơn 3 cm/năm đối với đường kính và 2 m/năm đối với chiều cao. Đường kính bình quân ngang ngực của các loại mật độ là: CT1: 10,76 cm; CT2: 11,22 cm; CT3: 11,87 cm, mật độ thưa (CT3: 660 cây/ha) cho đường kính lớn nhất và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (D1.3m: P = 0,0064). Chiều cao vút ngọn (Hvn) của các công thức thí nghiệm đạt trên 7 mét và không sai khác về thống kê (Hvn: P = 0,1300). Đường kính tán (Dt) trung bình từ CT1: 4,76 m; CT2: 4,89 m; CT3: 5,22 m (Dt: P = 0,0013).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng, Thục quỳ là một loài sinh trưởng nhanh, mật độ trồng ảnh hưởng sinh trưởng về đường kính. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của công thức lớn nhất (CT3) là 3,39 cm về đường kính ngang ngực và 2,13 m về chiều cao. Cá biệt cây lớn nhất trong thí nghiệm có D1.3m: 16,8 cm; Hvn: 12,5 m.
3.1.4. Ảnh hưởng của lập địa đến đến sinh trưởng
Thí nghiệm được thực hiện trên hai loại lập địa khác nhau. Đất xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ có tầng đất khá dày tại Bàu Bàng – Bình Dương và đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch có tầng đất mỏng tại Mã Đà – Đồng Nai
Bảng 3.8: Sinh trưởng của Thục quỳ trên 2 loại lập địa khác nhau.
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi (2,5 tuổi) |
|||
TLS (%) |
D1.3m (cm) |
Hvn (m) |
Dtán (m) |
||
1 |
Bàu Bàng – Bương Dương |
91,07 |
8,43 a |
5,08 a |
4,89 a |
2 |
Mã Đà – Đồng Nai |
60,35 |
5,85 b |
3,76 b |
4,24 b |
Từ số liệu cho thấy lập địa ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của loài này. Trên đất xám phù sa cổ tăng trưởng hơn 1,44 lần về đường kính 1,35 lần về chiều cao và tỷ lệ sống cũng lớn hơn nhiều so với đất Feralit đỏ vàng (D1.3m: P=0,0134; Hvn: P=0,0034; Dt: 0,0149). Qua đó có thể kết luận rằng Thục quỳ thích hợp với đất cát pha, tầng đất dày và thoát nước. Kết quả này làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về loài này.
3.2.5. Tình hình sâu bệnh hại Thục quỳ
Thục quỳ bị một loại sâu đục thân sâu ảnh hưởng khá lớn đến số lượng và chất lượng cây con trong vườn ươm và rừng tuổi 1-3 còn thấy xuất hiện hiện tượng nứt vỏ trên thân sau đó bong vỏ và gây chết. Bệnh này có tỷ lệ khoảng 5-10%.
3.3. Kết quả nghiên cứu về loài Thúi
3.3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm
Tương tự về thành phần ruột bầu như 2 loài trên, hạt Thúi sau khi xử lý nảy mầm được gieo vào bầu đất. Số liệu theo dõi trong 6 tháng tại vườn ươm được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con Thúi
TT |
Công thức |
Chỉ tiêu theo dõi (tháng tuổi) |
||||
Hvn (cm) |
D0 (mm) |
TLS (%) |
||||
2 tháng |
4 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
6 tháng |
||
1 |
CT1 (xơ dừa: 0%) |
21,0 |
49,7 |
73,3 a | 8,7 a |
92,4 |
2 |
CT2 (xơ dừa: 25%) |
23,3 |
54,3 |
81,5 b | 9,8 ab |
91,7 |
3 |
CT3 (xơ dừa: 50%) |
25,7 |
57,7 |
89,5 c | 10,8 b |
93,5 |
Thúi là loài sinh trưởng khá nhanh ngay cả trong giai đoạn vườn ươm. Qua số liệu trên cho thấy trong 6 tháng tuổi đường kính gốc bình quân ở CT3 đã lớn hơn 10 mm (10,8 mm) và chiều cao gần 1 m (89,5 cm). Sinh trưởng về đường kính và chiều cao giữa các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (D0: P = 0,0215; Hvn: P = 0,0059). Và tỷ lệ xơ dừa cao có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của loài Thúi trong giai đoạn vườn ươm. Từ kết quả này có thể kết luận đối với loài chỉ cần gieo ươm trong vòng 6 – 8 tháng có thể mang đi trồng rừng.
Từ kết quả của thí nghiệm trên có thể kết luận tỷ lệ xơ dừa chiếm từ 25% đến 50% trong thành phần ruột bầu có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của 3 loài nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm.
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
Thí nghiệm được trồng trên loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch nhiều đá ong hóa. Tiêu chuẩn cây đem trồng của loài Thúi: Hvn: 1m – 1,2m; Do: 1,8cm -2,2cm; 12 tháng tuổi. Loại phân sử dụng NPK Bình Điền 16:16:8. Số liệu theo dõi được trình bày ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của loài Thúi
TT |
Công thức thí nghiệm |
Chỉ tiêu sinh trưởng (2,5 tuổi) |
|||
D1.3 (cm) |
Hvn (m) |
D tán (m) |
TLS (%) |
||
1 |
CT-6: Không bón phân | 5,87 a | 4,89 a |
2,17 |
86,27 |
2 |
CT-1: 100g NPK + 250g Vi sinh | 6,42 a | 5,09 ab |
2,29 |
85,76 |
3 |
CT-2: 100g NPK + 500g Vi sinh | 6,43 ab | 5,18 abc |
2,34 |
85,43 |
4 |
CT-3: 150g NPK + 250g Vi sinh | 6,60 b | 5,23 abc |
2,36 |
88,95 |
5 |
CT-4: 150g NPK + 500g Vi sinh | 6,61 b | 5,46 bc |
2,38 |
91,58 |
6 |
CT-5: 200g NPK + 500g Vi sinh | 7,44 c | 5,52 c |
2,55 |
86,83 |
Kết quả của thí nghiệm cho thấy phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài Thúi. Các công thức bón với liều lượng lớn hơn đều cho cây tăng trưởng cao hơn và khác biệt với công thức không bón phân. Ở 2,5 tuổi đã có khác biệt về mặt thống kê về chỉ tiêu D1.3m (P: 0,0041), Hvn (P: 0,0323). Tuy nhiên chỉ tiêu đường kính vẫn chưa có sai khác ở nhóm công thức thí nghiệm CT6-CT1-CT2 (D1.3m: 5,87; 6,42; 6,43) và CT2-CT3-CT4 (D1.3m: 6,43; 6,60, 6,61). Riêng CT-5 (200g NPK + 500g Vi sinh) cho sinh trưởng lớn nhất, gấp 1,26 lần về đường kính so với công thức đối chứng (CT6) và khác biệt hoàn toàn với các công thức còn lại (D1.3m = 7,44 cm; Hvn = 5,52 m).
Từ đó có thể kết luận bón phân thúc đẩy tăng trưởng ở rừng trồng Thúi, liều lượng bón lót khoảng 150g – 200g NPK 16:16:8 và 500g phân vi sinh cho cây sinh trưởng tốt.
3.3.3. Ảnh hưởng của phương thức trồng hỗn giao với Muồng đen đến sinh trưởng
Thí nghiệm được trồng trên loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch nhiều đá ong hóa. Cự ly trồng cây Thúi 3m x 4m, cây Muồng đen được trồng vào giữa khoảng các 4m. Mục đích của thí nghiệm là cải tạo đất nhờ hệ rễ của loài cây họ đậu từ đó cải thiện điều kiện hoàn cảnh lập địa. Số liệu thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Sinh trưởng của Chiêu liêu nước, Muồng đen ở mô hình hỗn giao
TT |
Công thức thí nghiệm |
Chỉ tiêu sinh trưởng |
Tỷ lệ sống (%) |
Chỉ tiêu chất lượng (%) |
||||
D1,3m (cm) |
Hvn (m) |
D tán (m) |
A |
B |
C |
|||
1 |
CT1: Thúi |
3,20 a |
2,54 a |
1,40 |
87,44 |
50,5 |
33,0 |
15,5 |
2 |
CT2: Thúi+Muồng đen |
3,52 a |
2,76 a |
1,56 |
85,63 |
60,7 |
32,5 |
6,8 |
3 |
Muồng đen |
Do:4,55 |
2,20 |
2,15 |
82,32 |
|
|
|
Từ số liệu theo dõi cho thấy ở 1,5 tuổi chưa có sự khác biệt giữa 2 mô hình vế các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3: P =0,4160; Hvn: P =0,3285). Tuy nhiên, theo chỉ tiêu chất lượng thì ở mô hình trồng hỗn giao có tỷ lệ cây loại A (60,7 %) cao hơn nhiều so với trồng thuần loại và tỷ lệ cây loại C (6,8%) thấp hơn ở trồng thuần loại. Qua số liệu sinh trưởng của cây Muồng đen, thì khả năng che phủ đất được tăng lên (1,68 m2/cây), nên hạn chế được cỏ dại phát triển, từ đó hoàn cảnh rừng đã được cải thiện đáng kể. Tuy thời gian theo dõi mô hình 1,5 tuổi nhưng có thể thấy trồng hỗn giao với Muồng đen có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như chất lượng loài cây trồng chính.
3.3.4. Tình hình sâu bệnh hại Thúi
Sâu hại Thúi gồm bị sâu đục thân và sâu ăn lá, nhưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sinh trưởng và chất lượng tận dụng gỗ đó là bệnh u bướu ở thân cây. Vết bệnh lúc đầu nhỏ nhưng sau lớn dần bong vỏ từng mảng nhỏ tạo ra u bướu trên thân và gây chết cây. Bệnh này bắt đầu xuất hiện khi cây khoảng 1,5 tuổi đến 2,5 tuổi tỷ lệ nhiễm lên đến 80% và gây chết khoảng 10%. Đây là cơ sở tham khảo cho những nghiên cứu mở rộng tiếp theo về loài này.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
- Nghiên cứu kỹ thuật gieo tạo cây con:
– Tỷ lệ xơ dừa từ 25% -50% trong thành phần ruột bầu cho cây con sinh trưởng tốt trong giai đoạn gieo ươm.
– Tỷ lệ che sáng 25% – 75% trong 3 tháng đầu là điều kiện bắt buộc trong gieo ươm loài Thục quỳ. Tỷ lệ sống trong giai đoạn vườn ươm chỉ đạt từ 65 -75%.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh:
– Liều lượng bón lót khoảng 150g – 200g NPK 16:16:8 và 500g phân vi sinh cho cây sinh trưởng tốt đối với loài Chiêu liêu nước và loài Thúi.
– Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài Thục quỳ 3,5 tuổi, nhưng chưa ảnh hưởng sinh trưởng của loài Chiêu liêu nước 1,5 tuổi.
– Lập địa trồng có ảnh hưởng sinh trưởng của Thục quỳ. Thục quỳ thích hợp với đất có tỷ lệ cát cao, tầng đất dày và thoát nước tốt.
– Trồng hỗn giao với Muồng đen có cải thiện đến điều kiện hoàn cảnh và chất lượng rừng trồng chiêu liêu nước và Thúi nhưng chưa có khác biệt lớn về sinh trưởng (1,5 tuổi).
– Sâu bệnh hại Thục quỳ gồm có sâu đục thân và bong vỏ thân cây còn loài Thúi thì sâu ăn lá và bệnh u bướu ở thân cây. Riêng loài Chiêu liêu nước chưa thấy sâu bệnh hại.
4.2. Kiến nghị
– Các loài cây gỗ lớn thường có chu kỳ kinh doanh dài, cần thời gian nghiên cứu dài hơn để đánh giá hết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
– Cần mở rộng nghiên cứu đối với 2 loài có triển vọng Thục quỳ và Chiêu liêu nước trên nhiều vùng sinh thái để có thể phát triển thành loài trồng rừng gỗ lớn.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Thông báo về việc tổ chức buổi bảo vệ chấm chuyên đề cho NCS Trần Hữu Biển
- Kỹ thuật trồng Trám trắng
- Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị và lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020
- Hội đồng Khoa học công nghệ tư vấn đánh giá tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp cho 05 NCS đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 2014