TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
1. Mở đầu
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, vấn đề xử lý bảo quản gỗ phòng chống sinh vật gây hại nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm gỗ luôn được coi trọng. Chế phẩm bảo quản gỗ XM5 đã được Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu và đăng ký sử dụng. Chế phẩm XM5 có ưu điểm nổi bật là sau khi thấm vào gỗ có khả năng tạo thành phức chất có hiệu lực tốt với côn trùng và nấm mục gây hại, đồng thời hạn chế bị rửa trôi khi gỗ tẩm được sử dụng ngoài trời. Đo đó, khả năng ứng dụng của chế phẩm XM5 rất lớn để bảo vệ gỗ dùng ngoài trời làm cột cọc, gỗ xây dựng, tà vẹt, gỗ đóng tàu thuyền… .
Để có đủ cơ sở khoa học cho việc sản xuất chế phẩm với khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng của thực tế, công nghệ sản xuất chế phẩm XM5 cần được hoàn thiện các thông số kỹ thuật và dạng sản phẩm để thuận tiện ứng dụng cho các điều kiện bảo quản gỗ.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng trụ gỗ trong sản xuất nông nghiệp để trồng Hồ tiêu và thanh long là rất lớn. Trước đây, người dân vẫn thường sử dụng lõi của các loại gỗ quý rừng tự nhiên có độ bền tốt để làm trụ chống. Các loại gỗ quý đến nay bị khai thác quá mức không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Các loại gỗ rừng trồng có trữ lượng lớn ở nước ta gồm keo, bạch đàn có tính chất cơ học đáp ứng được yêu cầu để làm trụ chống cho hồ tiêu, thanh long. Song gỗ rừng trồng lại có độ bền tự nhiên thấp, gỗ dễ bị côn trùng và nấm phá hại. Trước nhu cầu sử dụng gỗ làm cột cọc phục vụ sản xuất nông nghiệp, Dự án sản xuất thử nghiệm “ Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm XM5 và ứng dụng để xử lý bảo quản gỗ rừng trồng làm cọc chống ngoài trời để trồng hồ tiêu và thanh long” được triển khai thực hiện góp phần hoàn thiện kết quả nghiên cứu và xây dựng các mô hình ứng dụng tạo cơ sở khoa học, thực tiễn vững vàng để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất ở nước ta.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
– Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm bảo quản lâm sản XM5 dạng bột và dạng cao
– Hoàn thiện công nghệ bảo quản gỗ rừng trồng bằng chế phẩm XM5
– Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm XM5 và mô hình trồng Hồ tiêu và Thanh long sử dụng trụ gỗ được bảo quản bằng XM5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo quản đến sự phát triển của Hồ tiêu, Thanh long.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Hoàn thiện công nghệ tạo chế phẩm XM5 dạng bột và dạng cao: Kế thừa các thông số tạo chế phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm, khảo nghiệm lại trên thiết bị sản xuất thực tế có năng suất đạt 300 tấn/năm, thiết bị chủ đạo là máy trộn. Trên cơ sở đánh giá chất lượng chế phẩm tạo ra để lựa chọn thông số thời gian trộn hợp lý.
– Hoàn thiện công nghệ bảo quản gỗ rừng trồng bằng chế phẩm XM5: Tiến hành khảo nghiệm hiệu lực bảo quản gỗ của XM5 tại bãi thử tự nhiên: Mẫu gỗ gồm gỗ khúc có chiều dài 300cm và gỗ xẻ thanh có kích thước tương tự như mẫu khảo nghiệm độ bền tự nhiên. Mẫu gỗ được tẩm thuốc XM5 theo các phương pháp tẩm: Khuếch tán, ngâm thường và chân không áp lực. Mẫu tẩm được xác định độ bền tại bãi thử nghiệm tự nhiên. Đánh giá hiệu lực bảo quản của XM5 bằng chỉ số độ bền mẫu gỗ tẩm.
Bảng 1. Chỉ số độ bền gỗ
Chỉ số độ bền gỗ |
100 |
90 |
70 |
40 |
0 |
Độ sâu phần mục mềm (mm) |
0 |
£ 2 |
> 2 ; < 5 |
³ 5 |
|
Diện tích bề mặt mẫu bị nấm mục và côn trùng gây hại |
Diện tích phần bị mục mềm hoặc bị côn trùng phá hại > 30% diện tích mẫu sẽ hạ 1 cấp chất lượng |
– Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm bảo quản XM5 đến sự phát triển của Hồ tiêu, Thanh long: Theo dõi tốc độ sinh trưởng của Hồ tiêu, Thanh long. Đánh giá năng suất hạt tiêu, xác định dư lượng thuốc XM5 trong hạt tiêu của lô sử dụng cây trụ gỗ được tẩm thuốc và đối chứng.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm XM5 dạng bột và dạng cao
a/ Lựa chọn thời gian trộn hợp lý để tạo chế phẩm XM5 dạng bột
Hóa chất thành phần của XM5 gồm CuSO4 5H20 và K2Cr2O7. Chế phẩm XM5 dạng bột được tạo thành bởi sự phối trộn hai hóa chất thành phần bằng thiết bị trộn có dung tích buồng trộn 40kg/mẻ; tốc độ quay 30 vòng/phút; công suất mô tơ 1,0 kW. Thời gian trộn hợp lý phải đảm bảo chế phẩm tạo ra có sự đồng nhất của các hóa chất thành phần. Kết quả xác định chất lượng của chế phẩm với các thông số thời gian trộn khác nhau thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả xác định tỷ lệ thành phần hoá chất trong
chế phẩm XM5 qua mỗi mẻ trộn
TT |
Hàm lượng hóa chất được xác định tại các mẻ trộn (%) |
|||||
Trộn 10 phút |
Trộn 15 phút |
Trộn 20 phút |
||||
CuSO4 | K2Cr2O7 | CuSO4 | K2Cr2O7 | CuSO4 | K2Cr2O7 | |
1 |
46,25 |
51,20 |
48,50 |
49,12 |
48,08 |
49,00 |
2 |
46.55 |
51,70 |
48.55 |
49,20 |
48,25 |
49,15 |
3 |
50,45 |
47.85 |
48,50 |
49.00 |
48,10 |
48.80 |
Chế phẩm XM5 dạng bột có tỷ lệ theo khối lượng của các hoá chất thành phần là 1:1. Do nguyên liệu là hoá chất kỹ thuật (không phải là hoá chất tinh khiết) nên hàm lượng hoá chất chỉ đạt từ 95– 98%. Kết quả tại bảng 2 cho thấy, khi thực hiện các mẻ trộn trong thời gian 10 phút, sự phân bố đồng đều các hoá chất thành phần trong mỗi mẻ trộn chưa đạt. Tại mẻ trộn có thời gian 15 phút và 20 thể hiện có sự ổn định về độ đồng đều các hoá chất thành phần. Do đó, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, thời gian trộn hợp lý để tạo chế phẩm XM5 dạng bột là 15 phút.
b/ Chế phẩm dạng cao
Chế phẩm XM5 dạng cao được tạo bởi quá trình phối trộn XM5 bột với cao nền. Chế phẩm XM5 dạng cao được sử dụng để bảo quản gỗ có độ ảm cao. Khi phết chế phẩm XM5 dạng cao lên bề mặt gỗ, ion của hoá chất bảo quản sẽ khuếch tán vào sâu trong gỗ nhờ chênh lệch nồng độ hoá chất giữa lớp thuốc cao bên ngoài và môi trường gỗ bên trong.
Cao nền có thể được tạo thành từ nguyên liệu tinh bột. Tinh bột là một hỗn hợp của 2 polysaccarit khác nhau là amyloza và amylopectin. Sử dụng tinh bột làm cao nền được dựa trên tính chất thủy nhiệt và sự hồ hóa của tinh bột. ưu điểm khi tạo cao nền từ tinh bột đó là cao nền có độ dính tốt để có thể bám vào bề mặt gỗ cần xử lý bảo quản.
Sử dụng thiết bị trộn chuyên dụng có dung tích buồng trộn 800 x 600 x 5mm; cánh khuấy trộn: Inox SU 304; tốc độ khuấy 50vòng/ phút; động cơ 2,2 KW; lượng chế phẩm tối đa đạt 60 kg/mẻ. Thời gian trộn hợp lý phải đảm bảo chế phẩm tạo ra có sự phân bố đồng nhất của XM5 dạng bột trong cao nền. Kết quả xác định chất lượng của chế phẩm với các thông số thời gian trộn khác nhau thể hiện tại bảng 3.
Bảng 3. Kết quả xác định tỷ lệ thành phàn hoá chất trong
chế phẩm XM5 dạng cao qua mỗi mẻ trộn
TT |
Hàm lượng hóa chất được xác định tại các mẻ trộn (%) |
|||||
Trộn 15 phút |
Trộn 20 phút |
Trộn 25 phút |
||||
CuSO4 | K2Cr2O7 |
CuSO4 |
K2Cr2O7 |
CuSO4 | K2Cr2O7 | |
1 |
9,18 |
9,50 |
9,58 |
9,77 |
9,61 |
9,76 |
2 |
8,82 |
8,76 |
9,52 |
9,82 |
9,58 |
9,80 |
3 |
9,76 |
8.65 |
9,61 |
9.79 |
9,57 |
9.81 |
Chế phẩm XM5 dạng cao có tỷ lệ % theo khối lượng các thành phần gồm cao nền 80% và XM5 dạng bột 20%. Qua bảng 3 cho thấy khi thực hiện các mẻ trộn trong thời gian 15 phút, sự phân bố các hoá chất thành phần trong cao nền của các mẻ trộn chưa đảm bào sự đồng đều. Tại mẻ trộn có thời gian 20 phút và 25 phút đã có sự ổn định về độ đồng đều các hoá chất cao. Do đó, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, thời gian hợp lý để trộn tạo chế phẩm XM5 dạng cao là 20 phút.
3.2. Hoàn thiện công nghệ bảo quản gỗ rừng trồng bằng chế phẩm XM5
a/ Hiệu lực bảo quản gỗ sử dụng ngoài trời của thuốc XM5
02 loại gỗ rừng trồng là Keo lá tràm và Bạch đàn trắng được lựa chọn để ngâm tẩm bằng XM5 nhằm theo dõi hiệu lực bảo quản gỗ rừng trồng khi sử dụng ngoài trời .
Bảng 4. Hiệu lực bảo quản của XM5 tại bãi tự nhiên đối với gỗ xẻ
TT |
Chế độ tẩm |
Lượng thuốc thấm (kg/m3) |
Chỉ số độ bền mẫu gỗ theo thời gian sau khi đặt tại bãi thủ nghiệm |
|||||
Nồng độ thuốc (%) |
Áp lực tẩm (kg/cm2) |
6 tháng |
12 tháng |
18 tháng |
24 tháng |
30 tháng |
||
|
Keo lá tràm |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
1,46 |
100 |
100 |
100 |
90 |
79 |
2 |
2 |
6 |
2,77 |
100 |
100 |
100 |
91.5 |
83 |
3 |
5 |
6 |
6.69 |
100 |
100 |
100 |
94 |
86 |
4 |
8 |
6 |
8,40 |
100 |
100 |
100 |
98 |
90 |
Bạch đàn trắng |
||||||||
5 |
2 |
3 |
1,38 |
100 |
100 |
95 |
87 |
76 |
6 |
2 |
6 |
2,35 |
100 |
100 |
100 |
90 |
81.5 |
7 |
5 |
6 |
5,7 |
100 |
100 |
100 |
92 |
85 |
8 |
8 |
6 |
7,42 |
100 |
100 |
100 |
95 |
89 |
9 |
Đối chứng Keo lá tràm |
91 |
90 |
81 |
64 |
38 |
||
10 |
Đối chứng Bạch đàn trắng |
90 |
89 |
66 |
42 |
19 |
Nhận xét : Các mẫu gỗ xẻ tẩm XM5 có lượng thuốc thấm nhỏ hơn 2kg/m3 có chỉ số độ bền mẫu đã giảm nhiều sau 3 năm thử nghiệm. Các mẫu tẩm đạt lượng thuốc thấm cao hơn 2kg/m3 có chỉ số độ bền sau 3 năm thử nghiệm giảm nhẹ. Sở dĩ chỉ số độ bền giảm là do một phần thuốc đã bị rửa trôi và các yếu tố ngoại cảnh khác tác động. Mẫu gỗ Keo lá tràm và Bạch đàn trắng có lượng thấm đạt trên 7kg/m3 có chỉ số độ bền sau 03 năm thử nghiệm vẫn đạt xấp xỷ 90. Như vậy, so với mẫu đối chứng, mẫu được xử lý bằng thuốc XM5 đã thể hiện có độ bền cao hơn gấp 4- 5 lần.
Bảng 5. Hiệu lực bảo quản của XM5 đối với gỗ khúc
TT |
Loại gỗ |
Phương pháp tẩm |
Lượng TT (kg/m3) |
Chỉ số độ bền mẫu gỗ theo thời gian sau khi đặt tại bãi thủ nghiệm |
||||
6 tháng |
12 tháng |
18 tháng |
24 tháng |
30 tháng |
||||
1 |
Keo lá tràm |
Ngâm thường |
10.88 |
100 |
100 |
100 |
100 |
97 |
Khuếch tán |
6.4 |
100 |
100 |
100 |
100 |
93 |
||
Đối chứng |
93 |
90 |
87 |
75 |
55 |
|||
2 |
Bạch đàn trắng |
Ngâm thường |
9.6 |
100 |
100 |
100 |
100 |
95 |
Khuếch tán |
6.4 |
100 |
100 |
100 |
100 |
91 |
||
Đối chứng |
90 |
89 |
83 |
70 |
50 |
Từ bảng 5 cho thấy các mẫu gỗ khúc tẩm XM5 theo phương pháp ngâm thường và khuếch tán sau 3 năm thử nghiệm, các mẫu Keo lá tràm và Bạch đàn trắng có chỉ số độ bền giảm không đáng kể, vẫn đạt trên 90. Mẫu gỗ đối chứng đã bị nấm và côn trùng phá hoại mạnh làm giảm sút nhanh chỉ số độ bền.
Từ kết quả khảo nghiệm trên đây, gỗ rừng cần phải được bảo quản bằng chế phẩm XM5 theo phương pháp chân không áp lực, ngâm thường và khuếch tán đảm bảo lượng thuốc thấm đạt từ 7kg/m3 trở lên sẽ tăng cường được độ bền gỗ, đáp ứng yêu cầu sử dụng ngoài trời làm trụ chống cho cây Hồ tiêu, Thanh long.
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của XM5 đến cây Hồ tiêu và Thanh long
Bảng 6. Năng suất hạt tiêu tại mô hình sử dụng trụ gỗ bảo quản bằng XM5
TT |
Khối lượng hạt tiêu tươi tại các lô thí nghiệm qua các lần thu hái (gram) |
|||
Lô sử dụng trụ gỗ có xử lý bảo quản |
Lô đối chứng | |||
Lô 1 |
Lô 2 |
Lô 3 |
||
Tổng |
11130 |
8143 |
9267 |
9348 |
Bình quân tại 1 ô thí nghiệm |
9513 |
9348 |
Đánh giá sự phát triển của cây hồ tiêu và năng suất hạt tiêu thu hái được tại lô sử dụng trụ gỗ được xử lý bảo quản bằng thuốc XM5 và lô đối chứng sử dụng nọc không tẩm không có sự phân biệt. Sự chênh lệch số học giá trị trung bình năng suất hạt tiêu không có nghĩa là nọc tiêu có bảo quản có tác động tốt tới năng suất, mà đơn thuần là số liệu thực tế còn có nhiều yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới năng suất hạt.
Bảng 7. Kết quả phân tích hàm lượng Cu và Cr trong hạt tiêu
TT | Loại mẫu |
Ký hiệu mẫu |
Hàm lượng Cu (mg/Kg khô) |
Hàm lượng Cr (mg/Kg khô) |
1 | Mẫu hạt tiêu tại lô1 |
M1 |
2,52 |
6.02 |
2 | Mẫu hạt tiêu tại lô2 |
M2 |
2,51 |
7,40 |
3 | Mẫu hạt tiêu tại lô3 |
M3 |
2,00 |
5,85 |
4 | Mẫu hạt tiêu tại lô đối chứng |
M4 |
2,32 |
6,92 |
Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4832 – 89 quy định hàm lượng tối đa các chất nhiễm độc trong thực phẩm, hàm lượng Cu chấp nhận được hàng ngày từ 0,05 – 0,5 mg/kg khối lượng cơ thể và tổng hàm lượng Cu, Zn và Fe cho phép có trong rau quả thực phẩm là 20mg/Kg khô. Từ kết quả phân tích định lượng trên đây, có thể kết luận hàm lượng Cu và Cr có trong hạt tiêu nằm dưới với mức an toàn cho phép.
Đối với Thanh long, tại mô hình thử nghiệm trồng Thanh long cho leo bám vào trụ gỗ được bảo quản bằng XM5, khi các mắt mầm phát triển được 10 – 15 cm, người trồng thanh long sẽ quan sát, giữ lại duy nhất 01 cành khỏe mạnh nhất cho phát triển và leo bám lên trụ gọi là thân cây, loại bỏ tất cả các cành còn lại để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân. Số liệu theo dõi độ cao của thân cây Thanh long theo thời gian sau khi trồng được thể hiện tại bảng 8.
Bảng 8. Ảnh hưởng của chế phẩm XM5 tới quá trình
phát triển cây Thanh long
Chỉ tiêu đánh giá |
Loại hình cây trụ |
Thời gian theo dõi |
|||
1 tháng |
2 tháng |
3 tháng |
4 tháng |
||
Chiều cao thân cây H (cm) |
Trụ gỗ tẩm bằng XM5 bột |
14,9 |
37,0 |
70,4 |
115,3 |
Trụ gỗ tẩm bằng XM5 dạng cao |
15,2 |
37,3 |
70,6 |
116,4 |
|
Trụ bê tông |
13,0 |
34,3 |
66,7 |
112,4 |
Thanh long ở các lô quan sát phát triển bình thường. Tại 2 lô sử dụng trụ gỗ được bảo quản bằng XM5 đều có số liệu về chiều cao của thân Thanh long vượt trội hơn so với lô Thanh long trồng với cây trụ bê tông từ 2 – 4 cm. Sở dĩ có sự chệch lệch không nhiều về chiều cao cây trên đây có thể giải thích do vào ban ngày, thời tiết nắng nóng làm cho trụ bê tông hấp thu nhiệt mạnh hơn so với trụ gỗ gây ảnh hưởng xấu đến quá trinh phát triển của cây. Vào năm thứ hai trở đi, cây đó có tán, trụ bê tông không bị phơi nắng trực tiếp thì sự ảnh hưởng này sẽ không còn đáng kể nữa.
4. Kết luận
Một số thông số công nghệ chính của quá trình tạo chế phẩm XM5 dạng bột và dạng cao đã được xác định và được ứng dụng trong thực tiến sản xuất tại mô hình có năng suất đạt 300 tấn chế phẩm/năm.
Gỗ rừng trồng gồm các loại Keo và Bạch đàn đã được nghiên cứu bảo quản bằng bằng thuốc XM5 dạng bột và dạng cao phục vụ mục đích sử dụng ngoài trời ứng dụng làm trụ chống cho Hồ tiêu, Thanh long. Gỗ rừng trồng có độ bền tự nhiên không tốt so với gỗ quý rừng tự nhiên, nhưng khi được xử lý bảo quản bằng thuốc XM5, độ bền của gỗ đã được nâng cao gấp 4 – 5 lần. Gỗ trụ được bảo quản bằng XM5 đã được đánh giá không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây Hồ tiêu, Thanh long cũng như chất lượng hạt tiêu. Kết quả nghiên cứu đã và đang từng bước ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Văn Lâm, Bùi Văn Ái (2005), Nghiên cứu bảo quản một số tre , gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng, nguyên liệu đồ mộc và ván bóc lạng, Báo cáo khoa học đề tài trọng điểm cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Nguyễn Thị Bích Ngọc (2009), Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm XM5 và ứng dụng để xử lý gỗ rừng trồng làm cọc chống ngoài trời để trồng Hồ tiêu và Thanh long, Báo cáo tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Nguyễn Chí Thanh (1985), “Một số kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản và độ bền tự nhiên của gỗ trong điều kiện trên bãi thử tự nhiên”, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng KHKT công nghiệp rừng, NXB Nông nghiệp, tr 116-123.
- Tiêu chuẩn Ngành 04 TCN 109 (2006), Quy trình khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản lâm sản tại bãi thử tự nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Willeitner H., Liese W. (1992), Wood protection in tropical countries, Technical cooperation – Federal Republic of Germany.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết đề tài: Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ ở Việt Nam
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh một số giống Keo và Bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật.
- Thông tin về buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Trần Minh Tuấn
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Báo cáo kết quả nghị định thư: thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen một số loài cây gỗ bản địa ở Việt Nam và Trung Quốc