Buổi gặp mặt chúc Tết các đơn vị của Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015 (13-02-2015)

Trong không khí phấn khởi và tự hào kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào đón Xuân Ất Mùi 2015, Ban Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức gặp mặt chúc Tết các cán bộ, viên chức các đơn vị trực thuộc Viện tại Hà Nội vào sáng ngày 13/02/2015. Tại buổi gặp mặt thân mật và đầm ấm, các cán bộ, viên chức trong Viện đã được nghe GS.TS. Võ Đại Hải – Giám đốc Viện phát biểu ghi nhận sự đồng hành, đóng góp tích cực của các cán bộ, viên chức trong thành công của Viện … [Read more...]

Kỹ thuật trồng cây Xà cừ lá nhỏ

XÀ CỪ LÁ NHỎ Tên khoa học: Swietenia microphylla Họ thực vât: Xoan (Meliaceae) (Nguồn chính: Trần Văn Sâm, 2009) 1. Đặc điểm hình thái Xà cừ lá nhỏ là cây gỗ lớn cao tới 40 m, đường kính trên 100 cm, vỏ xám trắng và có thể gỡ chúng ra thành từng mảnh được, tán cây rậm hình chóp, cành ít và phân cành cao, tán cây luôn có màu xanh đậm. Lá kép lông chim chẵn, lá phụ dạng hình thuôn bầu dục đỉnh đầu nhọn và dài, gợn sóng, dài 6-10 cm, rộng 3-5 cm, số cặp gân lá 9. Cụm hoa là … [Read more...]

Thông báo công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư năm 2014

Ngày 21/1/2015 Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã ký Quyết định số 06/QĐ-HĐCDGSNN về việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2014. Theo Quyết định này, năm 2014 Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã công nhận đạt tiêu chuẩn cho 59 giáo sư và 585 phó giáo sư. Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư được tổ chức vào ngày 4/2/2015 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Đến dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm XM5 và và ứng dụng để bảo quản gỗ rừng trồng làm trụ chống cho cây Hồ tiêu và Thanh long

TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, vấn đề xử lý bảo quản gỗ phòng chống sinh vật gây hại nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm gỗ luôn được coi trọng. Chế phẩm bảo quản gỗ XM5 đã được Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu và đăng ký sử dụng. Chế phẩm XM5 có ưu điểm nổi bật là sau khi thấm vào gỗ có khả năng tạo thành phức chất có hiệu lực tốt với côn trùng và nấm mục gây hại, đồng thời hạn chế bị … [Read more...]

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết đề tài: Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ ở Việt Nam

Ngày 28/ 01 /2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp cơ sở, nghiệm thu tổng kết đề tài thuộc “Chương trình trọng  điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT”. Tên đề tài:  Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ ở Việt Nam Chủ nhiệm: TS. Trần Hồ Quang Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Một số kết quả đã đạt được của đề tài: 1.1. Tạo … [Read more...]

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh một số giống Keo và Bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật.

Ngày 27/ 01 /2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp cơ sở, nghiệm thu tổng kết đề tài thuộc “Chương trình trọng  điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT”. Tên đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh một số giống Keo và Bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật. Chủ nhiệm: ThS. Cấn Thị Lan Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Một số kết quả đã đạt được của đề … [Read more...]

Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 23/1/2015, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Hội nghị rất vinh dự được đón tiếp các đại biểu của các Bộ: TS. Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học và Công nghệ. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp PGS.TS. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục an ninh nông, lâm, ngư nghiệp - Bộ Công an TS. Nguyễn Như … [Read more...]

Báo cáo kết quả nghị định thư: thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen một số loài cây gỗ bản địa ở Việt Nam và Trung Quốc

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa ĐẶT VẦN ĐỀ Bảo vệ và phát triển rừng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn đi kèm với việc bảo vệ và phát triển chúng. Ở Việt Nam việc khai thác và sử dụng rừng chưa hợp lý đã làm cho diện tích rừng suy giảm khá nhanh, những cánh rừng còn tồn tại được đến nay thì chất lượng cũng bị giảm mạnh. Các loài cây gỗ quý bản địa hiện đang bị khai thác ngày một tăng trong rừng … [Read more...]

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu phòng trừ mối gây hại bạch đàn, keo tại một số vùng trọng điểm

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc 1/MỞ ĐẦU Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình gây trồng, bạch đàn và keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại. Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết hàng loạt đối với cây con, thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng bạch đàn và keo. Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng loại mối gây hại bạch đàn và keo rất … [Read more...]

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ tràm

TS. Bùi Duy Ngọc  (i) ĐẶT VẤN ĐỀ   Đồng bằng sông Cửu Long với 2 hệ sinh thái rừng rất quan trọng là: hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm. Hệ sinh thái rừng tràm phát triển trên vùng ngập nước nội địa và nơi đất bị phèn có địa hình thấp, với loài cây rừng chính là tràm. Trong những năm gần đây, biến động về diện tích đã phản ánh sự phát triển không bền vững của rừng tràm.  Từ 2002 đến 2005 diện tích rừng tràm tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 23.967 ha) sau đó … [Read more...]

[logo-slider]