Võ Đại Hải, Trương Tất Đơ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại … [Read more...]
Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1
Trần Văn Con, Nguyễn Toàn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả xây dựng mô hình kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và xen Keo lá tràm được thiết lập do dự án KfW1 tài trợ tại Bắc Giang và Lạng Sơn. Kết quả theo dõi sau một năm cho thấy việc tỉa thưa đã cải thiện sinh trưởng của cây để lại rõ rệt, lượng tăng trưởng trong một năm sau khi tỉa thưa biến động từ 4-13,46 m3/ha/năm, trong khi rừng không … [Read more...]
Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)
Ngô Quang Đê Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Các hoá chất được sử dụng để giâm hom 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động là IAA, NAA, IBA và ABT1 với nồng độ sử dụng là 50, 100, 200ppm, thời gian xử lý là 60 phút. Kết quả cho thấy tất cả các loại hoá chất đều giúp hom ra rễ thuận lợi. Trà hoa vàng Ba Vì có tỉ lệ ra rễ 30-77,8%; tỷ lệ sống (bao gồm cả cây ra rễ và cây ra mô sẹo) đạt 72-97%. Trà hoa vàng Sơn Động có tỷ lệ ra rễ đạt 61-80%, tỷ lệ cây … [Read more...]
Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống
Phan Quang Tiến Trung tâm Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường rừng Nghệ An Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Bước đầu điều tra các loài LSNG ở vùng đệm khu BTTN Pù Huống cho thấy nơi đây có tới 609 loài thuộc 423 chi của 143 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Phân tích và đánh giá tính đa dạng sinh học cho thấy có 10 họ giàu nhất với 208 loài chiếm 43,21% và 36 họ có từ 5 loài trở lên với 400 loài chiếm 65,79% và 6 chi có từ … [Read more...]
Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)
Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hoàn cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây rừng nói chung và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) nói riêng. Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của Giổi xanh dưới tán rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) và trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) cho thấy Giổi xanh tái sinh tự nhiên tốt nhất ở độ tàn che 0,3. Trồng dưới tán rừng … [Read more...]
Ảnh hưởng của kỹ thuật gieo ươm tới sinh trưởng cây con Giổi bắc (Michelia macclurei Dandy)
Trần Văn Đô, Trần Lâm Đồng Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Bá Văn Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Giổi Bắc có tên Khoa học là Michelia macclurei Dandy, có phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Trung Quốc và vùng Đông Bắc Việt Nam, là cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh thích hợp cho trồng hỗn giao với Thông mã vĩ và Sa mộc. Gỗ Giổi bắc tốt, được dùng để đóng đồ gia dụng, cây có tán đẹp, hoa thơm thường được trồng trong các đô thị, công viên. Nghiên cứu các … [Read more...]
Bổ sung một loài Xâm cánh mới – Xâm cánh Bến En Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson (Celastraceae – Họ Dây gối) cho hệ thực vật Việt Nam
Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson được ghi nhận có phân bố ở Myanmar, Cambodia, và Thái Lan. Loài này lần đầu tiên được phát hiện tạị Việt Nam ở Vườn Quốc gia Bến En, địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu vật được lưu giữ tại phòng tiêu bản Thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan - chi nhánh Đại học Leiden (L). Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh với tiêu bản chuẩn đã được … [Read more...]
Sinh trưởng rừng Tếch ở Kamgpong Cham – Campuchia
Ly Meng Seang Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng của rừng Tếch 18 tuổi được trồng trên đất bazan nâu đỏ ở tỉnh Kampong Cham thuộc Vương Quốc Cămphuchia. Quá trình sinh trưởng của rừng Tếch 18 tuổi được phân tích từ 9 cây bình quân lâm phần. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: (1) Rừng Tếch sinh trưởng khá nhanh trong khoảng 8 năm đầu sau khi trồng, sau đó tốc độ sinh trưởng suy giảm nhanh; (2) Địa … [Read more...]
Sử dụng kỹ thuật phân tử để xác định nấm
Trần Thanh Trăng Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT ADN cung cấp rất nhiều các đặc điểm để xác định các loài nấm mà nhiều loài nấm không có đầy đủ các đặc điểm về hình thái học hoặc chỉ có các đặc điểm có thể phân biệt được ở một giai đoạn nhất định nào đó trong chu kỳ sống của chúng. Các phương pháp sử dụng kỹ thuật ADN rất khác nhau, hiện nay các kỹ thuật dựa vào sự biến động của phương pháp PCR rất phổ biến bởi tính nhạy của nó, khả năng … [Read more...]
Đánh giá độ thích hợp gây trồng Sao đen (Hopea odorata) ở vùng Đông Nam Bộ
Ngô Đình Quế Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tính chất đất dưới rừng tự nhiên và rừng trồng Sao đen (Hopea odorata) tại vùng Đông Nam Bộ, đề tài đã bước đầu đánh giá được một số yếu tố đất đai có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của Sao đen và từ đó đề xuất tiêu chuẩn phân chia độ thích hợp cây trồng làm cơ sở cho việc gây trồng và phục hồi rừng … [Read more...]