Nguyễn Huy Sơn, Hoàng Minh Tâm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các dòng Keo lai BV10, BV16 và BV32 là những giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và được sử dụng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất rừng trồng sau 9,5 năm tuổi ở Đông Hà – Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng ban đầu, phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 có ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi. Vì ở giai đoạn 9,5 năm rừng trồng đã quá thành thục công nghệ so với mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ chu kỳ 7 năm, nên các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh nhau gay gắt về không gian dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng tỉa thưa tự nhiên rất mạnh, tỷ lệ sống chỉ còn từ 44-60% so với mật độ trồng ban đầu. Ở giai đoạn 9,5 năm tuổi, mật độ hiện tại có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất và chất lượng rừng, ở những công thức mật độ hiện tại thấp nhất từ 722-738 cây/ha thì có khả năng sinh trưởng D1,3 cao nhất và đạt trung bình từ 17,22-17,49cm, số cây có D1,3≥18cm chiếm 42,55-43,75%, nhưng năng suất gỗ cây đứng lại không cao. Ngược lại, ở những công thức có mật độ cao nhất từ 968-999 cây/ha thì cho năng suất gỗ cây đứng cao nhất, nhưng khả năng sinh trưởng D1,3 lại thấp nhất và tỷ lệ số cây có D1,3≥18cm khá thấp, chỉ chiếm từ 15-26%. Vì vậy, cần phải khai thác hoặc tỉa thưa ngay, nếu áp dụng biện pháp tỉa thưa thì mật độ để lại từ 400-500 cây/ha để kinh doanh gỗ lớn là phù hợp.
Từ khóa: Rừng trồng Keo lai, Năng suất, Phân bón, Mật độ, Quảng Trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được phối hợp với nhau một cách liên hoàn, nhưng phải xác định được các biện pháp kỹ thuật mũi nhọn để đầu tư thích hợp thì mới tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng rừng trồng. Trong phạm vi một phần nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước (KC.06.05.NN) giai đoạn 2001-2005 thực hiện tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ đã kế thừa các giống Keo lai là giống Quốc gia gồm các dòng vô tính BV10, BV16 và BV32, biện pháp kỹ thuật mũi nhọn được xác định là mật độ và phân bón. Nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên báo cáo tổng kết đề tài khi kết thúc chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mật độ cũng như phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 tới khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, bài viết này xin giới thiệu bổ sung kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai sau 9,5 năm trồng (11/2002-6/2012) để làm cơ sở tham khảo và áp dụng trong sản xuất ở những nơi có điều kiện lập địa tương tự.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2012, trang 2323-2332)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của dầu hạt Lai (Aleurites molucana)
Các tin khác
- Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka King, tỉnh Gia Lai
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huỵện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh và các hợp chất hóa học có hoạt tính kháng nấm gây bệnh ở các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế
- Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng kín ẩm thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú - Đồng Nai