Họ Dẻ là một họ lớn, trong đó có nhiều loài cho hạt ăn được. Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục tiêu trong hai năm đầu (2006-2007) là xác định được loài, vùng phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các loài Dẻ cho hạt ăn được tại Tây Nguyên làm cơ sở lựa chọn các loài có triển vọng gây trồng lấy hạt tại Tây Nguyên. Kết quả điều tra cho thấy, họ Dẻ ở Tây Nguyên có ba chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus với khoảng trên 50 loài, trong đó có 11 loài cho hạt ăn được, tập trung nhiều nhất ở chi Castanopsis (9 loài) và Lithocarpus (2 loài). Các loài này có phân bố ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Đề tài đã dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng hạt, điều tra phạm vi phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản để phân tích ưu nhược điểm của từng loài. Từ đó, đã chọn ra hai loài Dẻ anh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus) và Kha thụ nguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.) là hai loài có nhiều triển vọng nhất để tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm gây trồng tại Tây Nguyên.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở các nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia thực hiện bởi Viện nghiên cứu Lâm sinh và Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm các giống TBKT Keo lai (AH1, AH7), Keo Lá tràm (AA1, AA9), Bạch đàn lai (UE24, UE27) có năng suất cao đã được công nhận trên líp và bờ bao tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo”.
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.
Các tin khác
- Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam
- Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam
- Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Xuân Thuỷ - Nam Định